Những nỗ lực của WTO nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 87 - 91)

mại dịchvụ

3.3.1Những nỗ lực của WTO nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong thương mại dịch vụ

Các cuộc đàm phán về thương mại dịch vụ đã bắt đầu 2 năm trước khi được đưa vào chương trình Doha. Hiệp định chung về Thương mại trong Dịch vụ của WTO (GATS) cam kết các thành viên thực hiện một chương trình hành động qui mô lớn, một vài điểm trong số này sẽ bắt đầu ngay sau khi GATS có hiệu lực vào tháng1/ 1995. Theo chương trình hành động này, các cuộc đàm phán về những cam kết mở rộng thị trường cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa tự do hoá thương mại trong dịch vụ sẽ bắt đầu 5 năm sau đó. Do đó, vào đầu năm 2000, các nước thành viên bắt đầu đàm phán. Từ đầu năm 2001, tâm điểm của các cuộc thảo luận là những đề xuất của các thành viên nhằm làm rõ những lợi ích và những ưu đãi trong đàm phán.

Một số mốc thời gian trong thương mại dịch vụ:

- Bắt đầu: đầu năm 2000

- Hoàn thành các hướng dẫn và các thủ tục cho đàm phán: 30/6/2002 - Đưa ra các yêu cầu về mở cửa thị trường: 31/3/2003

- Đánh giá kết quả : Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5, 2003(tại Mexico) - Thời hạn hoàn thành: 1/1/2005

Tháng 3/2003, các nước đã hoàn thành một bước quan trọng trong chương trình hành động này, xây dựng nên những hướng dẫn và các thủ tục cho đàm phán. Bằng việc thông qua những hướng dẫn này, các thành viên đã

đặt ra mục tiêu, qui mô và phương pháp tiến hành đàm phán rõ ràng và công bằng. Những chỉ dẫn này đã công nhận một số nguyên tắc cơ bản của GATS- quyền của các thành viên trong việc đưa ra và áp dụng những qui định mới vào việc cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện những mục tiêu trong chính sách quốc gia, quyền cụ thể hoá những ngành dịch vụ nào được mở cửa cho nước ngoài và trong những điều kiện nào và nguyên tắc chung dành cho các nước đang và chậm phát triển. Do đó, những chỉ dẫn này trở nên quan trọng với các chính sách công cộng trong các ngành như y tế, giáo dục và văn hoá, trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hoá thương mại nói chung và đảm bảo rằng những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể tiếp cận một cách có hiệu quả thị trường nội địa.

Sau Hội nghị Bộ trưởng Doha vào tháng 11/2001, các bên tiếp tục đàm phán về những đề xuất của các thành viên nhằm tự do hoá nhiều ngành dịch vụ, trong đó có sự di chuyển thể nhân. Các đề xuất nêu ra những vấn đề đàm phán đa phương như việc phân loại những ngành dịch vụ, những rào cản đối với việc mở cửa thị trường, việc ra quyết định và những vấn đề chính sách khác. Những cuộc thảo luận đã giúp các nước trao đổi quan điểm và thể hiện những mối quan tâm của mình trong đàm phán.

Hơn 150 đề xuất đã được đưa ra, bao gồm những ngành như cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, viễn thông, du lịch, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ năng lượng, vận tải đường biển, thư tín và dịch vụ môi trường. Một vài đề xuất còn liên quan tới sự di chuyển thể nhân.

Những cuộc đàm phán này giúp các thành viên chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc đàm phán tay đôi trong giai đoạn sau, bắt đầu trong 6 tháng cuối năm 2002 theo qui định của Tuyên bố Doha.

3.3.2 Một số đề xuất trên quan điểm của các nước đang phát triển

Các cuộc đàm phán về thương mại dịch vụ trong WTO diễn ra chậm chạp và dè dặt. Tuy có nhiều nước đã đưa ra những cam kết về mở cửa thị trường, nhưng các cam kết đó không đưa ra những thay đổi cơ bản. Các nước phát triển muốn mở cửa thị trường dịch vụ của các nước đang phát triển trong khi không muốn đưa ra các cam kết mở cửa thị trường của nước mình, với lí do các nước phát triển đã mở cửa thị trường dịch vụ trong thời gian dài trước đó. Ngược lại, các nước đang phát triển còn dè dặt trong việc đưa ra những cam kết do e ngại việc mở cửa thị trường sẽ đặt những nhà cung cấp dịch vụ trong nước trước sự cạnh tranh từ những công ty cung cấp dịch vụ giàu kinh nghiệm của nước ngoài.

Về qui mô của các cam kết

Các thành viên của WTO có quyền lựa chọn đưa ra cam kết trong những ngành nào và cam kết đến mức độ nào. Do đó, các nước đang phát triển cần được tự do lựa chọn những ngành dịch vụ sẽ được mở cửa đối với nước ngoài và mức độ mở cửa thị trường trong các ngành đó. Việc xác định các ngành dịch vụ và mức độ mở cửa thị trường được dựa trên chính sách và chiến lược phát triển dịch vụ của chính các nước, mà không phải do sức ép từ bên ngoài. Do đó, các nước phát triển cần tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các nước đang phát triển. Việc gây sức ép từ phía các nước phát triển chỉ làm sâu sắc hơn mâu thuẫn trong thương mại dịch vụ do trong giai đoạn đầu, không thể đòi hỏi các nước đang phát triển phải mở cửa ngay thị trường đối với nhiều loại hình dịch vụ. Việc mở cửa thị trường cần được tiến hành một cách chậm rãi, chắc chắn, để đảm bảo cho sự cạnh tranh có hiệu quả của các

nước đang phát triển trên một thị trường vốn từ lâu bị các nước phát triển chi phối.

Về nội dung các cam kết

Hiển nhiên là các nước đều muốn đưa ra những yêu cầu mở cửa thị trường đối với những ngành thế mạnh của mình hoặc với những ngành quan trọng trong nền kinh tế. Các nước phát triển chỉ chú trọng đến việc mở cửa những ngành như tài chính, ngân hàng, những ngành là thế mạnh lâu đời của các nước này. Song họ lại lảng tránh đề cập đến những cam kết trong vấn đề di chuyển thể nhân, mà một biểu hiện của nó là xuất khẩu lao động, trong khi đây là mối quan tâm lớn nhất của các nước đang phát triển. Do đó, các nước phát triển cũng cần đưa ra những cam kết về xuất khẩu lao động, nới lỏng những hàng rào phi thuế quan như những qui định nhập cảnh, xuất cảnh…đối với nhóm dịch vụ đặc biệt này từ các nước đang phát triển.

Các cam kết phải đến từ hai phía

Để có thể giải quyết những bất đồng trong thương mại dịch vụ, không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực từ một phía. Các nước phát triển, trong khi yêu cầu các nước đang phát triển mở cửa thị trường hơn nữa, lại không muốn đưa ra những cam kết đáng kể nào. Những nước này cho rằng trách nhiệm mở cửa thị trường dịch vụ chủ yếu thuộc về các nước đang phát triển do họ đã mở cửa thị trường từ lâu và giờ đây “có rất ít để cam kết”. Nếu cứ giữ nguyên quan điểm trên, mâu thuẫn giữa các nước sẽ ngày càng sâu sắc. Các nước đang phát triển sẽ không đưa ra các cam kết quan trọng nếu họ không có được những quyền lợi tương ứng từ các nước phát triển.

Việc giải quyết những mâu thuẫn trong thương mại là một vấn đề rất khó khăn do tồn tại quá nhiều quan điểm và lợi ích mâu thuẫn nhau, cho dù đã có những cố gắng từ phía Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thất bại tại Hội nghị Cancun vừa qua thể hiện rõ những xung đột trong quan điểm giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước đã đi qua nửa chặng đường thực hiện Tuyên bố Doha mà không đạt được những bước tiến đáng kể, ngoài việc kết luận rằng những vấn đề trên sẽ tiếp tục được thảo luận tại Geneva.

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 87 - 91)