Những nỗ lực của WTO về vấn đề nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 72 - 77)

NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN.

3.1.1 Những nỗ lực của WTO về vấn đề nông nghiệp

Trước năm 1995, các qui định quốc tế về nông nghiệp theo Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) rất không hiệu quả. Đặc biệt, trợ cấp xuất khẩu chi phối nhiều khu vực trong thương mại nông nghiệp thế giới, trong khi những qui định về hạn chế nhập khẩu thường bị vi phạm.

Vòng đàm phán Uruguay là một bước tiến dài để thay đổi. Thương mại nông nghiệp giờ đây nằm trong hệ thống thương mại đa phương của WTO. Hiệp định về Nông nghiệp, cùng với những cam kết của từng nước trong việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp trong nước và tháo bỏ những rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu là bước đầu tiên quan trọng để cải thiện tình trạng của thương mại trong nông nghiệp. Cuộc cải cách này đã đặt tất cả sản phẩm nông nghiệp (được liệt kê trong Hiệp định) dưới sự kiểm soát của những qui định đa phương, trong đó có việc cam kết về thuế- các thành viên

WTO ràng buộc mình với những cam kết về thuế tối đa cho hầu hết nông sản. Các loại trợ cấp cũng được qui định một mức tối đa, giảm dần so với giai đoạn trước.

Vòng đàm phán Uruguay mới chỉ là bước đầu của cuộc cải cách. Điều 20 của Hiệp định về Nông nghiệp qui định các thành viên tiếp tục vòng đàm phán vào đầu năm 2000. Điều khoản này cũng xác định rõ ràng hướng cải cách là “ những cải cách cơ bản nhằm cắt giảm đáng kể các loại trợ cấp và bảo hộ”.

Các cuộc đàm phán bắt đầu vào đầu năm 2000 tại các phiên họp đặc biệt của Uỷ ban Nông nghiệp WTO. Giai đoạn 1 đã kết thúc với một cuộc họp đánh giá kết quả vào ngày 26-27/3/2001. 126 quốc gia thành viên (89% của 142 thành viên tại thời điểm đó) đã đệ trình 45 bản kiến nghị. Giai đoạn này là giai đoạn các nước đưa ra những đề xuất trong đó nêu lên vị trí ban đầu của họ trong đàm phán, về tất cả các lĩnh vực chính của nông nghiệp và một vài điểm mới. Do những bản đề xuất này là những điểm ban đầu và liên quan tới nhiều quốc gia nên có sự khác biệt đáng kể trong quan điểm của các nước.

Trong giai đoạn 2, các cuộc họp trở nên mang tính “không chính thức” nhiều hơn. Những kết quả đạt được được ghi lại và tập hợp trong bản báo cáo tóm tắt tại các cuộc họp chính thức (các phiên họp đặc biệt của Uỷ ban Nông nghiệp WTO). Trong giai đoạn này, các cuộc thảo luận đi sâu vào chi tiết hơn và là bước quan trọng để các thành viên có thể phát triển những đề xuất cụ thể và đi đến nhất trí về những thay đổi trong các qui định và các cam kết trong nông nghiệp. Mặc dù đi sâu hơn vào vấn đề, quan điểm của các nước vẫn gần như không thay đổi và vẫn rất khác nhau.

Giai đoạn 2 kết thúc vào tháng 3/2002. Vào thời điểm này các cuộc đàm phán đã được tiến hành theo tuyên bố của Chương trình Phát triển Doha.

Bản Tuyên bố Doha ngày 14/11/2001 đã xác định rõ ràng các mục tiêu dựa trên những kết quả đạt được, xác nhận và chi tiết hoá các mục tiêu, đưa ra một lộ trình với những thời hạn cụ thể. Các cuộc đàm phán về nông nghiệp dự định sẽ kết thúc vào ngày 1/1/2005.

Bản Tuyên bố khẳng định lại những mục tiêu dài hạn đã được thông qua trong Điều 20 của Hiệp định về Nông nghiệp: thiết lập một hệ thống thương mại công bằng, hướng tới thị trường thông qua một chương trình cải cách cơ bản. Chương trình này bao gồm những qui định chặt chẽ và những cam kết cụ thể về trợ cấp và sự bảo hộ của chính phủ trong nông nghiệp. Mục đích nhằm chỉnh đốn và ngăn chặn những hạn chế và sai lệch trên thị trường nông sản thế giới.

Các quốc gia thành viên đã cam kết cho một vòng đàm phán toàn diện, với những mục tiêu sau:

Tiếp cận thị trường: tạo ra những cải cách đáng kể

Trợ cấp xuất khẩu: giảm, tiến tới xoá bỏ, tất cả các hình thức trợ cấp xuất khẩu.

Trợ cấp trong nước: giảm đáng kể những loại trợ cấp ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại

Bản Tuyên bố cũng dành cho các nước đang phát triển những đối xử đặc biệt trong các vòng đàm phán, cả trong những cam kết mới của các chính phủ và trong bất kì qui định hay nguyên tắc mới có liên quan. Kết quả thực tế có thể rất hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của các nước đang phát triển, đặc biệt trong vấn đề an ninh lương thực và phát triển nông thôn. Các bộ trưởng

cũng lưu ý đến những vấn đề phi thương mại như bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, phát triển nông thôn…), phản ánh trong những đề xuất đã được đệ trình của các nước, đồng thời tái khẳng định rằng các cuộc đàm phán cũng cần xem xét đến các vấn đề phi thương mại, như đã qui định trong Hiệp định về Nông nghiệp.

Những mốc thời gian trong Tuyên bố Doha đối với đàm phán về nông

nghiệp:

- Bắt đầu : đầu năm 2000

- Những phương thức cam kết của các quốc gia: trước 31/3/2003

- Bản dự thảo cam kết toàn diện: trước Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5, 2003 (tại Mexico)

- Đánh giá kết quả: Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5, 2003 (tại Mexico)

- Thời hạn hoàn thành: 1/1/2005

Từ tháng 3/2002 đến tháng 3/2003, các cuộc đàm phán chủ yếu bàn về “phương thức” đưa ra cam kết. Các nước thành viên tập trung thảo luận về những vấn đề mang tính kỹ thuật- về những khả năng chi tiết cho mỗi lĩnh vực trong 3 lĩnh vực chính của Hiệp định về Nông nghiệp: trợ cấp xuất khẩu, tiếp cận thị trường và trợ cấp trong nước. Những điều khoản về đối xử đặc biệt dành cho các nước đang phát triển cũng là một phần của vòng đàm phán này.

Sau ba năm rưỡi tiến hành đàm phán, các cuộc đàm phán của các nước thành viên đã không hoàn thành kịp thời hạn ngày 31/3/2003 để đưa ra một “phương thức” cho các quốc gia, nhưng cam kết sẽ tích cực hoạt động để đưa ra một phương thức trong thời gian ngắn nhất. Các phương thức này

quyết định thoả thuận cuối cùng- thời hạn hoàn thành là 1/1/2003- sẽ được qui định như thế nào. Chúng bao gồm những mục tiêu và những vấn đề liên quan đến các qui định mà các thành viên sẽ sử dụng để đạt được những mục tiêu trong Tuyên bố Doha. Các nước sẽ theo phương thức được thông qua để đưa ra những bản dự thảo cam kết toàn diện, dự kiến được hoàn thành tại Hội nghị Cancun. Song thời hạn này cũng đã không thể hoàn thành.

Thất bại của các bên trong việc đưa ra những phương thức cam kết không phải do thiếu nỗ lực. Trong 3 năm trước thời hạn vào cuối tháng 3/2003, những cam kết được đưa ra đàm phán nhiều chưa từng có, cả về số lượng cam kết lẫn số thành viên tham gia. Nhưng các bên đàm phán vẫn thiếu những quyết định mang tầm chính trị của các chính phủ, một yếu tố quan trọng giúp tạo ra một động lực cần thiết để đi đến nhất trí về những chủ đề đàm phán.

Các cuộc đàm phán diễn ra khó khăn bởi khoảng cách lớn giữa những quan điểm và lợi ích giữa các quốc gia thành viên, và sự phức tạp của các vấn đề đàm phán. Mục đích của họ là nhằm mở rộng hơn nữa tự do hoá thương mại trong nông nghiệp. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho những nước có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng chứ không phải do qui mô trợ cấp. Đây đặc biệt là các nước đang phát triển, những nước dựa trên sự đa dạng hoá ngày càng nhanh những nông sản thô cũng như đã qua chế biến, sự đa phương hoá thị trường, trong đó có cả thị trường các nước đang phát triển.

Hội nghị Cancun được coi là hội nghị đánh giá những kết quả đạt được trong nửa thời gian thực hiện Tuyên bố Doha. Song tại hội nghị này, các bên vẫn không đạt bất kì thoả thuận nào về nông nghiệp. Nguyên nhân là do mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển còn quá lớn. Các nước phát

triển, một mặt muốn duy trì sự bảo hộ trên thị trường nước mình, một mặt muốn thúc ép các nước đang phát triển mở rộng hơn nữa thị trường. Song các nước đang phát triển kiên quyết giữ lập trường của mình, không chịu nhượng bộ trừ khi có những động thái tích cực từ phía các nước phát triển. Các bên ra về còn nguyên những mâu thuẫn. Như vậy, mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các thành viên, và thực sự đã đạt được những kết quả nhất định tại Hội nghị Doha, khoảng cách về lợi ích trong thương mại nông nghiệp giữa các thành viên WTO vẫn còn rất lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn "Những bất đồng trong thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO " docx (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)