Bộ Tư Pháp, Đà Nẵng, Quảng Ninh

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 26 - 27)

Ngoài ra, các chiến dịch truyền thông về BĐG trong chính trị trước đại hội Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đã được tiến hành nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự đồng thuận và ủng hộ của cả hệ thống chính trị và người dân về lợi ích của bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp, ĐBQH khoá XIII, XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 và 2016 - 2021.

MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC:

Hệ thống các chỉ tiêu trong các văn bản liên quan được ban hành chưa nhất quán, gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện. Ví dụ, Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy là 25%, trong khi đó Hướng dẫn 15-HD/ BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về  Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý quy định “Bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 15% trong quy hoạch cấp ủy”. Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương về Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có quy định tỉ lệ nữ

cấp ủy viên các cấp đạt từ 20 - 25%; Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/2/2019 của Ban chấp hành Trung ương về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng yêu cầu “Phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong Ban thường vụ”.

Các giải pháp thúc đẩy BĐG trong lãnh đạo, quản lý chưa mang tính hệ thống, thiếu đồng bộ trong các khâu của công tác cán bộ, do vậy, cần có các chỉ tiêu xuyên suốt về cán bộ nữ từ khâu quy hoạch, đến đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và bổ nhiệm. Một số chỉ tiêu về tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội không thu thập được đầy đủ số liệu do không có cơ quan đầu mối được phân công thu thập và báo cáo số liệu. Việc áp dụng chung một mức chỉ tiêu cho các cấp hành chính ở địa phương (tỉnh, huyện, xã) dẫn đến tình trạng chỉ tiêu quốc gia có thể quá cao so với thực tế của địa phương, do vậy thiếu tính khả thi. Ngôn ngữ của chỉ tiêu sử dụng theo xu hướng khuyến khích (“phấn đấu”), không mang tính ràng buộc, khó là đòn bẩy cho những nỗ lực thúc đẩy BĐG trong chính trị.

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)