UNDP, đã dẫn Chi số trao quyền cho phụ nữ gồm bộ 13 chỉ số trao quyền cho phụ nữ, cho phép so sánh sự trao quyền trên 3 phương diện sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ),

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 101 - 102)

so sánh sự trao quyền trên 3 phương diện sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, và trao quyền kinh tế xã hội.

- Sức khoẻ sinh sản của phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chưa được cải thiện như phụ nữ dân tộc Kinh và phụ nữ ở các khu vực phát triển hơn. Bạo lực trên cơ sở giới với nhiều dạng bạo lực khác nhau như bạo lực gia đình, nạn xâm hại trẻ em, quấy rối tình dục, mua bán phụ nữ và trẻ em đang diễn biến phức tạp. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh bắt nguồn từ thực hành lựa chọn giới tính thai nhi mặc dù đã có những thay đổi tích cực song vẫn đang còn là vấn đề đáng lo ngại ở nhiều địa phương.

- Bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình vẫn tồn tại: Bên cạnh vai trò lao động tạo thu nhập, phụ nữ vẫn là người chăm sóc chính và chịu trách nhiệm phần lớn công việc nội trợ trong gia đình, v.v…

Những tồn tại nói trên khiến Việt Nam vẫn bị xếp vào số những quốc gia mà chỉ số bất BĐG cần tiếp tục được cải thiện. Việt Nam xếp thứ 68/153 do tỉ lệ tử vong mẹ và tỉ lệ sinh con ở vị thành niên còn cao, mặc dù tỉ lệ phụ nữ là đại biểu Quốc hội được cải thiện và tỉ lệ lao động nữ cao124. Mặt khác, khoảng cách giới có xu hướng tăng. Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 87/153, với tổng

số điểm là 0,7 tụt xuống 10 bậc so với năm 2018 và 15 bậc so với năm 2010 cho dù điểm số có tăng lên nhưng không đáng kể.125,126

(2) Về lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn có các tồn tại sau đây: - Vẫn còn có quan điểm cho rằng

chỉ cần lồng ghép vấn về BĐG vào các văn bản có vấn đề giới. Trong thực tế, bất kỳ một lĩnh vực kinh tế - xã hội nào cũng có vấn đề giới nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, chính sách chưa đủ năng lực phân tích vấn đề về BĐG để nhận ra những điểm yếu hoặc những khoảng trống về giới trong các văn bản hiện hành.

- Nhiều cơ quan chủ trì soạn thảo còn chậm triển khai lồng ghép vấn đề BĐG và chưa có đầu tư thỏa đáng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật BĐG.

- Một số pháp luật, chính sách chuyên ngành được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung chưa đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

125 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2020). Báo cáo Khoảng cách giới 2020; http://www3.weforum.org/docs/WEF_GGGR_2020.pdf docs/WEF_GGGR_2020.pdf

126 https://countryeconomy.com/demography/global-gender-gap-index/vietnam

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)