Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2020 Báo cáo đánh giá kết quả thực hiệ n5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 31 - 32)

2020 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. 35 Các hình thức: trực tiếp tại trụ sở chính, tại các điểm giao dịch vệ tinh của trung tâm DVVL, các

phiên giao dịch việc làm; gián tiếp qua cổng thông tin điện tử việc làm, các Website, điện thoại, tin nhắn.

36 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2020. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. 2020 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Giải pháp 2: Tiếp tục hoàn thiện chính sách và mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, nhất là đối với nhóm lao động mới; thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của nữ giới và nam giới tham gia bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, chú ý nhóm dễ bị tổn thương (như lao động di cư, lao động nghèo ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số).

Theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, với mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2021 phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH); khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Luật BHXH (2016) quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; bãi bỏ quy định về “trần” tuổi tham gia BHXH tự nguyện; hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện nhằm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Các chính sách này

tạo điều kiện cho một số nhóm lao động dễ bị tổn thương, trong đó có lao động nữ được tham gia BHXH (lao động nữ chưa qua đào tạo, lao động di cư, lao động nữ có việc làm phi chính thức, lao động nghèo ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, v.v).

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 về tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH, đồng thời ban hành kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Công tác tuyên truyền và thực hiện các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp được đẩy mạnh trong phạm vi cả nước37. Tính đến cuối tháng 6/2020, có 15,17 triệu người tham gia BHXH, chiếm 31,7% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó tham gia BHXH bắt buộc khoảng 14,534 triệu người và tham gia BHXH tự nguyện khoảng 636 nghìn người; tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng 12,773 triệu người38. Mặc dù cơ sở dữ liệu của hệ thống BHXH hiện hành cho phép tổng hợp thông tin về số người tham gia BHXH có phân tổ theo giới tính, tuy nhiên trong các báo của Bộ LĐTBXH và hệ thống BHXH không thể hiện các số liệu này.

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)