Bộ LĐTBXH, Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ 2020.

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 34 - 35)

53 Quyết đinh số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

được doanh nghiệp tuyển dụng và 1,62% tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác, liên kết50.

Giải pháp 5: Bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm sử dụng ngân sách nhà nước thu hút nhiều học viên nữ. Xác định và bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu về nữ trong việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân ở khu vực nông thôn và ven đô, vùng DTTS, hỗ trợ họ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chế biến.

Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo51 triển khai từ năm 2009 đến nay đã hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho khoảng trên 1,1 triệu người, chiếm hơn 14% người trong độ tuổi lao động; 86,1% người DTTS được đào tạo có việc làm hoặc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình trang trại, làm giàu tại chỗ theo phương châm “ly nông bất ly hương”52. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 202053 có các tiểu dự án về tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy

sản. Chương trình xây dựng nông thôn mới54 có các nội dung về tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn55. Hộ nghèo DTTS, phụ nữ thuộc hộ nghèo là đối tượng ưu tiên hưởng lợi từ các chương trình; tuy nhiên số liệu và thông tin phản ánh kết quả thực hiện không được phân tách theo giới tính, do vậy không đánh giá được mức độ hưởng lợi và tác động của chính sách tới các nhóm phụ nữ nông thôn, phụ nữ DTTS. Hoạt động của các Trung tâm khuyến nông thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn56 trong thời gian qua đã đổi mới phương pháp, cách làm theo hướng gần thực địa, cụ thể như các mô hình trình diễn khuyến nông, phương pháp lớp học nông dân hiện trường, gắn lý thuyết với thực hành, nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện thực tế của người nông dân, đặc biệt là nữ nông dân tại các địa bàn nông thôn, vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, số liệu và thông tin phản ánh đối tượng hưởng lợi từ các hoạt động này không phân tách theo giới tính.

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)