trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
những năm trước đây sang tỷ lệ trẻ em trai DTTS đến trường thấp hơn trẻ em gái ở cấp THCS và THPT. Ngoài ra, giáo dục đối với trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người khuyết tật tiếp tục là thách thức trong tương lai.
Hầu hết chính sách giáo dục và đào tạo nghề nghiệp đối với học sinh DTTS hiện hành đều trung tính về giới. Mặc dù các chính sách này không trực tiếp đề cập đến nữ hay nam, tuy nhiên có thể làm trầm trọng thêm những bất BĐG đang tồn tại trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề nghiệp71.
Sự tách biệt giới theo ngành học là một vấn đề cần được quan tâm trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới theo học các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ khá thấp. Trong khi đây lại là những lĩnh vực quan trọng trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thiếu các số liệu tách biệt theo giới tính theo ngành học ở quy mô quốc gia làm hạn chế việc hoạch định chính sách thúc đẩy BĐG trong phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM).
Lĩnh vực giáo dục - đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ. Chiến lược giai đoạn 2011 - 2020 chưa đề cập đến vấn đề giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. BĐG trong việc tiếp cận và ứng dụng khoa học và công nghệ đã được quy định ở Điều 15, Luật BĐG. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hướng dẫn để thực hiện các quy định về BĐG trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, hiện có rất ít các số liệu, thống kê và phân tích về giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2017, đội ngũ cán bộ nữ làm khoa học chiếm 45%. Theo một