Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2018 94 Ý kiến cán bộ các tỉnh, thành phố phía Nam tại Hội thảo tham vấn 10-12/6/2020 ở thành phố Hồ

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 56 - 57)

94 Ý kiến cán bộ các tỉnh, thành phố phía Nam tại Hội thảo tham vấn 10-12/6/2020 ở thành phố Hồ

Chí Minh về báo cáo rà soát và Dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2021-2030.

đồng đều và còn hạn chế. Cán bộ thực hiện phát thanh ở các xã hầu hết là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên truyền về BĐG còn yếu. Hầu hết các bài thông tin về BĐG ở hệ thống thông tin cơ sở là do cán bộ chuyên trách về giới ở cấp tỉnh/thành phố soạn và gửi về cho địa phương94. Điều đó làm cho việc thông tin, truyền thông về BĐG đôi khi mang tính bị động và còn thiếu sự gần gũi với thực tế địa phương.

Trên báo mạng, báo in, báo hình (bao gồm cả quảng cáo), định kiến giới còn thể hiện rõ trong các lĩnh vực thông tin, cụ thể: nam giới xuất hiện trong vai trò là chính trị gia, người thành đạt, giàu có, là trụ cột kinh tế cho gia đình và xã hội. Nữ giới thường được mô tả trong bối cảnh của nghèo đói, cần sự trợ giúp, bệnh nhân, nạn nhân… Về lĩnh vực quảng cáo, mặc dù Luật Quảng cáo đã quy định nội dung quảng cáo mang định kiến giới là bị cấm, tuy nhiên thực tế cho thấy tình trạng đó vẫn tồn tại, thể hiện qua hình ảnh minh hoạ, nhân vật, nội dung và các câu slogan trong phim quảng cáo. Hiện nay chưa có những hướng dẫn đánh giá cụ thể và hệ thống về định kiến giới trong nội dung các

sản phẩm truyền thông hoặc các quảng cáo qua truyền thông. Ngoài ra, chưa có những khảo sát ở phạm vi quốc gia để đánh giá tác động và kết quả của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức về BĐG cho cán bộ và người dân.

Việc triển khai lồng ghép nội dung Luật BĐG, Luật phòng, chống bạo lực gia đình vào các thông điệp truyền thông còn là khoảng trống. Đội ngũ cán bộ truyền thông chưa được cập nhật thường xuyên kiến thức về giới. Các cơ quan quản lý truyền thông chưa thực sự chủ động cung cấp các kiến thức cũng như triển khai các quy định cụ thể để loại bỏ định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông đại chúng cũng như chưa có những tài liệu hướng dẫn thực sự hiệu quả trợ giúp phóng viên, biên tập viên áp dụng nhạy cảm giới trong tác nghiệp. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ công tác truyền thông chưa được quan tâm. Các báo cáo của địa phương vẫn tập trung chủ yếu về số lượng các hoạt động mà không đi sâu phân tích ảnh hưởng của các biện pháp truyền thông đến việc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi về BĐG95.

Một phần của tài liệu bc_ra_soat_17x25cm_vie (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)