Thiên địch sâu hại dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 106 - 114)

C và 30o, ẩm độ 75%

3.3.6 Thiên địch sâu hại dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nộ

3.3.6.1 Thành phần thiên địch sâu hại trên đồng ruộng dong riềng

Trong nghiên cứu phòng chống sâu bệnh hại trên đồng ruộng, với việc sử dụng biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật là một biện pháp chủ lực trong quản lý dịch hại tổng hợp và ngày càng được coi trọng hơn. Côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh và các yếu tố gây bệnh có vai trị quan trọng trong điều chỉnh số lượng côn trùng trên đồng ruộng khi mật độ quần thể côn trùng tăng cao, để thiết lập sự cân bằng sinh học trên đồng ruộng, sự điều chỉnh số lượng sâu hại ở ngưỡng kinh tế trên đồng ruộng, giữ được năng suất cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, là một trong biện pháp phịng chống dịch hại được ưu tiên lựa chọn (Nguyễn Văn Đĩnh và cs, 2007a) [4].

Bảng 3.15. Thành phần thiên địch sâu hại trên đồng ruộng dong riềng

TT Tên Việt Nam

Tên

khoa học Họ Bộ Mức độ

phổ biến 1 Nhện sói Trochosa sp. Lycosidae Araneae +++ 2 Bọ đi

kìm vàng Chelisoches sp. Chelisochidae Dermaptera

+++

3 Bọ đi

kìm đen Euborellia sp. Anisolabididae Dermaptera

++ 4 Ruồi giả 4 Ruồi giả

Ong

Systropus macer

Loew Bombyliidae Diptera

+++ 5 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor 5 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor

Fabricius Coccinellidae Coleoptera

++

Ghi chú: - : không phổ biến (không bắt gặp, ++ : Phổ biến (tỷ lệ lần bắt gặp

25% - 50%), + : ít phổ biến(tỷ lệ lần bắt gặp < 25%), +++ : phổ biến nhiều (tỷ lệ lần bắt gặp >50%) lệ lần bắt gặp >50%)

Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên dong riềng (năm 2008 - 2010) đã điều tra phát hiện được 5 lồi thiên địch, trong đó 4 lồi thuộc lớp cơn trùng và 1 lồi thuộc lớp nhện (4 loài bắt mồi và 1 lồi ký sinh). Trong đó lồi bọ đi kìm vàng bắt

gặp nhiều nhất (bảng 3.15).

Kết quả thử tính bắt mồi của các lồi như nhện sói, bọ đi kìm đen, bọ đi kìm vàng, bọ rùa đỏ (những lồi có mặt trên ruộng dong riềng) cho thấy bọ nẹt

T. obliquistriga không phải là đối tượng bắt

mồi của chúng. Thiên địch của bọ nẹt

T. obliquistriga hại dong riềng được phát

hiện là ruồi giả ong Systropus macer Loew.

3.3.6.2 Vị trí phân loại ruồi giả ong Systropus macer Loew

Bộ hai cánh (Oder): Diptera

Tổng họ (Superfamily): Asiloidea Họ (Family): Bombyliidae Giống (Genus): Systropus

Tên khoa học (Species): Systropus macer Loew (tên khác Cephanus nubecillus; Cephanus infuscatus)

Ruồi giả ong Systropus macer Loew là loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam.

3.3.6.3 Đặc điểm hình thái của ruồi giả ong S. macer

Trưởng thành, thân có màu sắc loang lổ xen kẽ màu vàng và màu đen, phần lưng ngực và bụng màu đen. Cơ thể trưởng thành dài 16,5 -17,0 mm, mắt kép to màu đen và lớn hơn phần ngực, phần ngực gồm 3 đốt có chiều dài: 6,0 mm, chiều ngang: 4,0 - 4,5 mm; phần bụng gồm 9 đốt (3 đốt đầu tiếp giáp

Hình 3.23 Ruồi giả ong

Systropus macer Loew

ngực hình thon nhỏ và dài 4,5 - 5,0mm, rộng 0,8 - 1,0 mm), 6 đốt bụng cịn lại hình bầu dục dài 4,0 mm. Cánh màng trong suốt, sải cánh dài 13,0 - 14 mm, kèm dưới 2 cánh có chùy dài 1,2 - 1,3 mm, râu đầu hình chùy, phần từ gốc đến 1/2 chiều dài râu có màu vàng, phần cịn lại màu đen, râu đầu dài 4,5 - 5,0 mm, miệng có cấu tạo vòi hút rất phát triển dài 3,1 m m, hai chân sau của ruồi dài đặc biệt 19,5 - 20,0 mm, chân chia thành 3 đốt, trên các đốt chân có gai và chân có 2 vuốt sắc nhọn và hình cong (Hình 3.23).

Nhộng có cấu tạo hình thon dài và nhỏ dần về phần đi, nhộng được bao bằng vỏ nhộng màu nâu đậm và nhạt dần về phần bụng nhộng, bao gồm có 12 đốt gồm phần ngực 3 đốt và phần bụng nhộng 9 đốt, chiều dài nhộng 14,5 - 15,0 mm, phần ngực nhộng rộng 6,5 - 6,6 mm.

3.3.6.4 Đặc điểm ký sinh của ruồi giả ong S. macer trên bọ nẹt

Trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành bọ nẹt T. obliquistriga được thu thập ngồi đồng ruộng đưa về phịng thí nghiệm để theo dõi đặc điểm ký sinh của ruồi giả ong S.macer trên bọ nẹt. Kết quả cho thấy ruồi giả ong S.macer không ký sinh ở pha trứng và trưởng thành của bọ nẹt T. obliquistriga, nhưng đã xác định được chúng ký sinh vào giai đoạn sâu non nhộng của bọ nẹt và RGO hồn thành vịng đời ở pha nhộng của bọ nẹt.

Đặc điểm ký sinh của ruồi giả ong S. macer trên bọ nẹt: Trưởng thành

của ruồi giả ong S. macer đẻ trứng trên sâu non bọ nẹt, sau khi bị ruồi giả ong ký sinh sâu non bọ nẹt tiếp tục phát triển bình thường qua các tuổi và hóa nhộng. Trứng, sâu non của RGO ký sinh tồn tại cùng với sự phát triển của sâu non và nhộng của bọ nẹt, sâu non ruồi giả ong sử dụng sâu non - nhộng bọ nẹt làm nguồn dinh dưỡng để tiếp tục hoàn thành các pha phát dục của mình ở bên trong nhộng bọ nẹt (từ pha trứng đến vũ hóa trưởng thành) (ruồi giả ong

S. macer nội ký sinh sâu non - nhộng bọ nẹt T. obliquistriga).

tròn và tạo ra nắp dậy trên đầu của nhộng bọ nẹt, sau đó trưởng thành ruồi giả ong ra khỏi nhộng bọ nẹt theo vết cắn trên và để lại nhộng trong nhộng của bọ nẹt, kết quả theo dõi cho thấy mỗi nhộng bọ nẹt chỉ có một ruồi giả ong ký sinh bên trong.

3.3.6.5 Tỷ lệ bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh * Tỷ lệ nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ký sinh, năm 2009

Trong các tháng 10, 11 và 12 năm 2009, đã thực hiện 5 đợt thu nhộng bọ nẹt để theo dõi đánh giá tỷ lệ nhộng bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong ký sinh, kết quả được trình bày tại bảng 3.16.

Bảng 3.16. Tỷ lệ nhộng bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh tại Quốc Oai - Hà Nội, năm 2009

Các đợt thu nhộng bọ nẹt

Số lượng nhộng bọ nẹt các đợt thu

Nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ong ký sinh Số lượng Tỷ lệ (%) 21/10 65 9 13,8 02/11 70 12 17,1 11/11 35 3 08,6 18/11 29 6 20,6 08/12 34 5 14,7 Tổng số 233 35 - Trung bình - - 15,02 n = 233

Tổng số thu được 233 nhộng, số lượng nhộng bị ruồi giả ong S.macer

ký sinh là 35 nhộng, tỷ lệ trung bình nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ong ký sinh là 15,02%. Trong đó, tỷ lệ nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ong ký sinh vào tháng 11 (20,6%) cao hơn các tháng 10 và tháng 12 (13,8 – 14,7%).

Số lượng nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ong ký sinh của các đợt là: Đợt thu ngày 21/10 là 13,8%, đợt thu ngày 18/11 là 20,6% (có tỷ lệ cao nhất), và đợt thu ngày 8/12 là 14,7%.

Năm 2010, thực hiện đánh giá tỷ lệ nhộng bọ nẹt T. obliquistriga bị

ruồi giả ong S. macer ký sinh, tại Hưng Yên và Hà Nội, vào thời gian các tháng 6, 7, 8, 9, 10 và 11.

Tại 2 địa điểm Hà Nội Và Hưng Yên đã thực hiện 14 đợt thu nhộng bọ nẹt, trong đó tại Hà Nội thực hiện 8 đợt, tại Hưng Yên thực hiện 6 đợt. Kết quả được trình bày tại bảng 3.17.

Bảng 3.17. Tỷ lệ nhộng bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh, tại Hà Nội và Hưng Yên, năm 2010

Địa điểm Các đợt thu nhộng bọ nẹt Số lượng nhộng bọ nẹt của các đợt thu (nhộng) SL nhộng bọ nẹt có ong kí sinh Số lượng (nhộng) Tỷ lệ (%) Hà Nội 25/06 87 7 8,05 20/07 132 15 11,36 25/08 155 22 14,20 13/09 180 33 18,33 22/09 125 27 21,60 06/10 119 14 11,76 15/10 214 37 17,20 10/11 143 29 20,27 Tổng số 1.012 184 - Trung bình - - 18,18 Hưng Yên 18/06 92 6 6,52 15/07 134 14 10,44 20/08 85 13 15,29 16/09 124 18 14,51 25/09 153 21 13,70 05/10 93 11 11,82 Tổng số 681 83 - Trung bình - - 12,18 n = 681

Tại Hà Nội, từ 25/6 đến 10/11 đã thực hiện 8 đợt thu nhộng bọ nẹt, tổng số thu được 1.012 nhộng, số lượng nhộng bị ruồi giả ong ký sinh là 184 nhộng, chiếm tỷ lệ trung bình là 18,18%. Tỷ lệ nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ong ký sinh các đợt vào các tháng 6 và 7 thấp hơn các tháng 8, 9, 10 và 11 cụ thể như sau:

Tỷ lệ nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ong ký sinh của các đợt: tháng 6 (đợt 25/6) là 8,05%; tháng 7 (đợt 20/7) là 11,36%; tháng 8 (đợt 25/8) là 14,20%; tháng 9 (đợt 13/9) là 18,33% và (đợt 22/9) là 21,6% (tỷ lệ cao nhất); tháng 10 (đợt 6/10) là 11,76% và (đợt 15/10) là 17,20%; tháng 11 (đợt 10/11) là 20,27%. Tại Hưng Yên, từ 18/6 đến 5/10 đã thực hiện 6 đợt thu nhộng bọ nẹt, tổng số thu được 681 nhộng, số lượng nhộng bị ruồi giả ong ký sinh là 83 nhộng, chiếm tỷ lệ trung bình là 12,18%. Tỷ lệ nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ong ký sinh các đợt vào các tháng 6 và 7 thấp hơn các tháng 8, 9 và 10 cụ thể như sau:

Tỷ lệ nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ong ký sinh của các đợt: Tháng 6 (đợt 18/6) là 6,52%; tháng 7 (đợt 15/7) là 10,44%; tháng 8 (đợt 20/8) là 15,29%(tỷ lệ cao nhất); tháng 9 (đợt 16/9) là 14,51% và (đợt 25/9) là 13,70%; tháng 10 (đợt 5/10) là 11,82%.

Kết quả trình bày tại bảng 3.17 cũng cho thấy tỷ lệ nhộng bọ nẹt bị ruồi giả ong ký sinh tại Hà Nội là cao hơn so với tại Hưng Yên, sự khác nhau trên có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của mỗi địa phương, nguồn RGO ban đầu có trên đồng ruộng.

* Tỷ lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh tại Hà Nội và Hưng Yên, năm 2010

Tỷ lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh

tại Hà Nội và Hưng Yên, năm 2010 được trình bày tại bảng 3.18.

Tại Hà Nội, từ tháng 6 đến tháng 11, 2010 đã thực hiện 6 đợt thu sâu non, tổng số sâu non bọ nẹt thu được là 843 sâu non, số lượng sâu non hóa nhộng được 822 nhộng, số lượng nhộng có ruồi giả ong ký sinh là 119 nhộng,

chiếm tỷ lệ trung bình là 14,47%. Tại bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ sâu non bọ nẹt

T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh các tháng như sau. Tháng 6

(đợt ngày 18/6) là 2,9%; tháng 7 (đợt 16/7) là 7,31%, tỷ lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh tăng vào các tháng sau đó, cụ

thể là tháng 8 (đợt 13/8) là 12,83%; tháng 9 (đợt 15/9) là 21,05% (tỷ lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh cao nhất trong các đợt); tháng 10 (đợt 15/10) là 17,75% và tháng 11 (đợt 19/11) là 15,30%.

Bảng 3.18. Tỷ lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh, năm 2010

TT Địa điểm Ngày/ tháng

Số lượng sâu non

Sâu non hóa nhộng Tỷ lệ sâu non bọ nẹt bị ký sinh (%) Số lượng nhộng Số lượng nhộng có ký sinh 1 Quốc Oai, Hà Nội 18/6 69 67 2 2,90 2 16/7 125 123 9 7,31 3 13/8 151 148 19 12,83 4 15/9 160 152 32 21,05 5 15/10 111 107 19 17,75 6 19/11 112 111 17 15,30 Tổng số 843 822 119 - Trung bình - - - 14,47 7 Khoái Châu, Hưng Yên 17/6 46 43 3 6,90 8 13/7 110 108 10 9,25 9 19/8 142 138 13 9,40 10 18/9 133 127 18 14,10 11 13/10 140 139 19 13,66 12 16/11 125 124 13 10,40 Tổng số 696 679 76 Trung bình - - - 11,19

Tại Hưng Yên, từ tháng 6 đến tháng 11, 2010 tương tự tại Hà Nội đã thực hiện 6 đợt thu sâu non, tổng số sâu non bọ nẹt thu được tại Hưng Yên là

696 sâu non, số lượng sâu non hóa nhộng là 672 nhộng, số lượng nhộng có ruồi giả ong ký sinh là 76 nhộng, chiếm tỷ lệ trung bình là 11,9%. Tỷ lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh các tháng như sau. Tháng 6 (đợt ngày 17/6) là 6,9%; tháng 7 (đợt 13/7) là 9,25%, tỷ lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh tăng vào các tháng sau đó, vào

tháng 8 (đợt 19/8) là 9,4%; tháng 9 (đợt 18/9) là 14,10% (tỷ lệ sâu non bọ nẹt T.

obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh cao nhất trong các đợt tại Hưng

Yên); tháng 10 (đợt 13/10) là 13,66% và tháng 11 (đợt 16/11) là 10,40%.

Đánh giá về tỷ lệ ký sinh của ruồi giả ong Systrobus macer Loew trên

bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering tại vùng nghiên cứu (Hưng Yên và Hà

Nội) cho thấy tại vùng sản xuất dong riềng Quốc Oai-Hà Nội tỷ lệ ruồi giả ong ký sinh cao hơn so với tại Khoái Châu - Hưng Yên, tỷ lệ sâu non bọ nẹt

T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh vào các tháng 6 và 7 thấp, tỷ

lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh tăng lên

vào các tháng 8, 9, 10 và 11, trong đó tháng 9 đạt tỷ lệ cao nhất ở cả địa điểm Hà Nội và Hưng Yên.

Diễn biến tỷ lệ ruồi giả ong ký sinh trên sâu non - nhộng bọ nẹt qua các tháng, từ tháng 6 đến tháng 11 ở hai địa điểm nghiên cứu trên được giải thích trên cơ sở khoa học về cơ chế điều chỉnh số lượng trong mối quan hệ sâu hại cây trồng và thiên địch của chúng xảy ra phản ứng chức năng biểu hiện ở chỗ, khi mật độ quần thể vật mồi hoặc vật chủ gia tăng thì số lượng cá thể của chúng bị tiêu diệt bởi một cá thể vật ăn thịt hoặc vật ký sinh cũng tăng lên.

Ngoài ra tỷ lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký sinh trên đồng ruộng con phụ thuộc các biện pháp kỹ thuật canh tác và các tác động khác của con người trong quá trình sản xuất dong riềng (như vấn đề sử dụng các loại thuốc trừ sâu tại các thời điểm khác nhau, tàn dư của dong riềng vụ trước…).

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 106 - 114)