C và 30o, ẩm độ 75%
3.4.5 Xây dựng mơ hình quản lý tổng hợp bọ nẹt T.obliquistriga trên dong riềng
dong riềng
Với mục tiêu bảo vệ năng suất dong riềng và giảm chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật, tránh gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều hóa chất độc và tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất dong riềng.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về đặc điển sinh học, quy luật phát sinh phát triển của của bọ nẹt T. obliquistriga, các kết quả điều tra về diễn
biến mật độ bọ nẹt gây hại trên đồng ruộng dong riềng trồng thuần, trồng xen với các cây ngắn ngày (ngô, đậu tương, lạc, đậu xanh) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác, hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến mật độ bọ nẹt trên đồng ruộng dong riềng, biện pháp sử dụng giống chống chịu bọ nẹt.
Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất dong riềng, điều kiện và đặc điểm đất đai sản xuất dong riềng của vùng nghiên cứu, để xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng đã tiến hành xây dựng 4
Bảng 3.33. Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga của 4 mơ hình tại Khối Châu - Hưng Yên
Ngày điều tra GĐST Mật độ TB (con/lá) MH 1 (Đ/C) MH 2 MH 3 MH 4 15/04 3 lá 0,34±0,12 0,02±0,02 0,02±0,02 0,02±0,02 12/05 4 lá 1,38±0,23 0,06±0,03 0,04±0,03 0,06±0,03 11/06 5 lá 3,00±0,21 0,54±0,09 1,04±0,16 0,90±0,14 17/07 6 lá 3,54±0,18 1,38±0,18 0,48±0,12 0,32±0,08 31/08 7 lá 4,12±0,14 1,68±0,17 2,58±0,17 1,16±0,16 14/09 8 lá 3,38±0,18 2,18±0,21 2,06±0,21 2,02±0,22 05/10 9 lá 1,96±0,24 1,14±0,17 1,56±0,23 1,36±0,19 25/10 10 lá 0,98±0,19 0,62±0,11 0,80±0,13 0,58±0,10 05/10 11 lá 0,82±0,17 0,36±0,07 0,66±0,12 0,24±0,06
Ghi chú: Thời vụ trồng ngô 25/01/2010; dong riềng trồng 10/02/2010 MH: mơ hình, trong đó:
+ MH 1: kỹ thuật canh tác truyền thống + MH 2: trồng xen và vệ sinh đồng ruộng
+ MH 3: vệ sinh đồng ruộng + phun thuốc trừ bọ nẹt + MH 4: trồng xen, vệ sinh đồng ruộng và phun thuốc
Mơ hình 1 là mơ hình đối chứng áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh trên dong riềng theo truyền thống của địa phương. Các mơ hình phịng chống bọ nẹt T. obliquistriga hại dong riềng được xây
dựng theo hướng quản lý bọ nẹt tổng hợp (IPM). Trong đó mơ hình 2 là mơ hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, sử dụng thuốc hóa học hợp lý trong xây dựng mơ hình như biện pháp vệ sinh đồng ruộng, kỹ thuật làm đất, lựa chọn cây trồng xen với dong riềng, điều chỉnh thời vụ cây trồng xen với thời vụ trồng dong riềng, mơ hình 3 là mơ hình phối hợp biện pháp hóa học với biện pháp kỹ thuật canh tác (vệ sinh đồng ruộng, kỹ thuật làm đất) và mơ hình 4 là mơ hình mang tính tổng hợp với sự kết hợp các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp hóa học trong phịng chống bọ
nẹt T. obliquistriga theo hướng quản lý bọ nẹt tổng hợp.
Diễn biến mật độ bọ nẹt trên dong riềng tại các mơ hình phịng chống bọ nẹt so với mơ hình đối chứng (mơ hình 1) cho thấy, tại các giai đoạn sinh trưởng của dong riềng.
Giai đoạn dong riềng 1-2 lá chưa thấy bọ nẹt trên dong riềng, giai đoạn từ 3 - 4 lá, mật độ bọ nẹt trên dong riềng tại mơ hình 2 là 0,02 - 0,06 con/lá, tại mơ hình 3 là 0,02 -0,04 con/lá, tại mơ hình 4 là 0,02 - 0,06 con/lá, tại mơ hình 1 (đối chứng) là 1,38 con/lá.
Giai đoạn dong riềng 5, 6, 7 và 8 lá mật độ bọ nẹt tăng cao ở các mơ hình và mật độ bọ nẹt cao nhất tại mơ hình 1 (mơ hình đối chứng) ở giai đoạn dong riềng được 7 lá (ngày 31/8) là 4,12 con/lá, mơ hình 2, ở giai đoạn dong riềng 8 lá (ngày 14/9) là 2,18 con/lá, mơ hình 3 ở giai đoạn dong riềng 7 lá (ngày 31/7) là 2,58 con/lá, mơ hình 4 ở giai đoạn dong riềng 8 lá (ngày14/9) là 2,02 con/lá. Tại mơ hình 1 (đối chứng) mật độ bọ nẹt cao nhất so với mật độ bọ nẹt tại các mơ hình phịng chống bọ nẹt theo hướng IPM và mơ hình 4 mật độ bọ nẹt thấp nhất so với mơ hình đối chứng và các mơ hình phịng chống bọ nẹt khác.
Mật độ bọ nẹt trên dong riềng giảm tại các mơ hình vào giai đoạn dong riềng đạt 9 lá đến cuối vụ (ngày 05/10) tại mơ hình 1 (đối chứng) mật độ bọ nẹt giảm xuống cịn 0,82 con/lá, tại mơ hình 2 mật độ bọ nẹt giảm xuống cịn 0,36 con/lá, tại mơ hình 3 mật độ bọ nẹt giảm xuống còn 0,66 con/lá và tại mơ hình 4 mật độ bọ nẹt giảm xuống cịn 0,24 con/lá.
Kết quả thu được từ các mơ hình phịng chống bọ nẹt trên dong riềng theo hướng quản lý bọ nẹt tổng hợp (IPM), cho thấy mơ hình 4 áp dụng các biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng ruộng (tiêu hủy tàn dư: thân lá dong riềng sau thu hoạch được thu gom, và được đốt ngay trên đồng ruộng), biện pháp kỹ thuật canh tác (làm đất, cày bừa, vun xới chăm sóc dong riềng, thu nhộng bọ nẹt tồn tại trong đất) các biện pháp trên đã làm giảm số lượng nhộng bọ nẹt qua đông trên tàn dư
thân lá dong riềng và dưới gốc dong riềng sau thu hoạch. Kết hợp với biện pháp trồng xen ngơ với dong riềng, bố trí ở thời vụ sớm 15 ngày so với thời vụ dong riềng, sự phát triển của ngô đã tạo ra nguồn thức ăn không thuận lợi cho bọ nẹt trên đồng ruộng dong riềng, đồng thời theo dõi trên đồng ruộng dong riềng lứa sâu thứ 2 của bọ nẹt xuất hiện đã tiến hành phun thuốc Ofatox 400 EC liều lượng 1,25 lít/ha (ngày 13/7/2010). Với các bước được thực hiện như trên tại mơ hình 4 mật độ bọ nẹt trên dong riềng thấp hơn so với các mơ hình 2, mơ hình 3 và thấp hơn nhiều so với mơ hình 1 (đối chứng), đồng thời tại mơ hình 4 dong riềng và ngơ sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao.
Hình 3.31. Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng tại các mơ hình phịng chống bọ nẹt tại Hưng n, 2010
3.4.5.1 Năng suất dong riềng tại các mơ hình quản lý tổng hợp bọ nẹt
Hiệu quả của biện pháp vệ sinh đồng ruộng (tiêu hủy tàn dư thân lá và gốc dong riềng), kết hợp với kỹ thuật làm đất, trồng xen ngô với dong riềng và phun thuốc hóa học trừ bọ nẹt vào thời gian thích hợp, đã làm giảm mật độ bọ nẹt đáng kể tại các mơ hình thử nghiệm quản lý bọ nẹt tổng hợp (IPM), làm tăng năng suất tại các mơ hình. Kết quả được trình bày tại bảng 3.34.
Bảng 3.34. Năng suất dong riềng & ngơ tại 4 mơ hình thử nghiệm quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga
TT Mơ hình
Năng suất (tấn/ha)
Dong riềng Ngơ
Mơ hình So với Đ/C(%) 1 Mơ hình 1 (đ/c) 54,5 100,00 - 2 Mơ hình 2 57,5 105,6 2,71 3 Mơ hình 3 59,1 108,4 - 4 Mơ hình 4 58,2 106,8 2,85 CV% 1,37 Lsd 0,05 1,3 Ghi chú:
+ Mơ hình thực hiện tại Khối Châu-Hưng n
+ Ngày trồng ngô: 20/01/2010 - Ngày thu hoạch: 20/05/2010 (giống LVN10) + Ngày trồng dong riềng: 10/02/2010- Ngày thu hoạch: 15/11/2010 (giống DR1)
Tại mơ hình 1 (đối chứng). Sản xuất dong riềng áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật theo truyền thống của địa phương, do nông dân không biết được quy luật phát sinh của bọ nẹt, sự luân chuyển nhộng qua đông trên tàn dư dong riềng vụ trước và chỉ phun thuốc trừ bọ nẹt khi mật độ phát hiện mật độ cao, dẫn đến chăm sóc dong riềng không kịp thời, làm cho năng suất dong riềng thấp hơn so với năng suất dong riềng trong đối chứng.
Tại mơ hình 2. Sản xuất dong riềng trên ruộng được vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, thu nhộng bọ nẹt qua đông và trồng dong riềng xen canh với ngơ và khơng phải phun thuốc hóa học trừ bọ nẹt, năng suất dong riềng đạt 57,5 tấn/ha, tăng so với đối chứng là 5,6% và năng suất ngô trồng xen là 2,71 tấn/ha.
Tại mơ hình 3. Sản xuất dong riềng trên ruộng được vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, thu nhộng bọ nẹt qua đông, dong riềng được trồng thuần và
tiến hành phun thuốc 1 lần khi phát hiện thấy bọ nẹt lứa 2 trên dong riềng vào giai đoạn dong riềng đạt 5 - 6 lá/cây (lý do chọn thời gian phun thuốc trừ bọ nẹt khi điều tra phát hiện chúng xuất hiện lứa 2, vì lứa 2 quyết định mật độ cao nhất trong năm), năng suất dong riềng đạt 59,1 tấn/ha, tăng so với đối chứng là 8,4%.
Tại mơ hình 4. Sản xuất dong riềng trên ruộng được vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, thu nhộng bọ nẹt qua đông, trồng dong riềng xen canh với ngô và tiến hành phun thuốc 1 lần khi phát hiện thấy bọ nẹt lứa 2 trên dong riềng vào giai đoạn dong riềng đạt 5 - 6 lá/cây (giữa tháng 7), năng suất dong riềng đạt 58,2 tấn/ha, tăng năng suất so với đối chứng là 6,8% và năng suất ngô trồng xen là 2,85 tấn/ha.
Như vậy tại mơ hình 4 áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng đã làm tăng năng suất dong riềng và tăng thu sản
phẩm từ cây ngô trồng xen (nguyên nhân tăng năng suất dong riềng ở các mơ hình áp dụng các biện pháp quản lý bọ nẹt tổng hợp: việc tiêu hủy tàn dư dong riềng vụ trước, cày bừa kỹ đã loại được nguồn nhộng qua đông đáng kể, trồng xen, phun thuốc vào thời điểm hợp lý trừ bọ nẹt. Các biện pháp trên đã làm giảm mật độ bọ nẹt hại dong riềng, do vậy không những đã bảo vệ được mà còn làm tăng năng suất dong riềng tại các mơ hình thử nghiệm phịng chống bọ nẹt theo hướng quản lý tổng hợp) có ý nghĩa rõ rệt trong sản xuất dong riềng, làm cơ sở để xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt trên dong riềng.
3.4.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng tại các mơ hình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga
Kết quả về hiệu quả kinh tế sản xuất dong riềng tại các mơ hình phịng trừ bọ nẹt T. obliquistriga, tại bảng 3.35.
Bảng 3.35. Hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng tại các mơ hình phòng trừ bọ nẹt T. obliquistriga
a) Đầu tư chi phí sản xuất, tính cho 1 ha:
Đ.V.T: triệu đồng (tr.đ)
TT Mơ hình
Chi phí đầu tư SX dong
riềng
Chi phí đầu tư Sx ngơ trồng xen Tổng số (a*) Ghi chú 1 MH 1(đ/c) 37,130 Trồng thuần dong riềng 37,130 Phun thuốc sâu 2 lần 2 MH 2 34,730 3,794 38,524 Không phun thuốc trừ sâu 3 MH 3 35,930 Trồng thuần dong riềng 35,930 Phun thuốc sâu 1 lần 4 MH 4 35,930 3,794 38,714 Phun thuốc sâu 1 lần
Ghi chú: Phần chi phí đầu tư khơng bao gồm cơng lao động
b) Tổng giá trị thu được và giá trị tăng thêm của mỗi mơ hình
Đ.V.T: 1.000 đ
TT Mơ hình
Dong riềng Ngơ trồng xen
Tổng số (b* ) 5+8 Chênh lệch b*- a* (tr,đ) NS (tấn/ha) Đơn giá (tr,đ) Thành tiền (tr,đ) NS (tấn/ha) Đơn giá (tr,đ) Thành tiền (tr,đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 MH1 (đ/c) 54,5 1,100 59,95 - - 59,95 22,82 2 MH 2 57,5 1,100 63,25 2,71 5,00 13,55 76,80 38,27 3 MH 3 59,1 1,100 65,01 - - - 65,01 29,08 4 MH 4 58,2 1,100 64,02 2,85 5,00 14,25 78,27 39,55
Tại các mơ hình thử nghiệm phịng chống bọ nẹt theo hướng quản lý tổng hợp (IPM) trong sản xuất dong riềng cho thấy sự phối hợp các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp trồng xen, điều chỉnh thời vụ, biện pháp hóa học đã làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất dong riềng, tăng thu nhập cho nông dân. Do hạn chế tác hại của bọ nẹt trên dong riềng, tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng thêm thu nhập từ cây trồng xen và tăng năng suất cây trồng chính là dong riềng.
Mơ hình 1 (đối chứng). Sản xuất dong riềng theo phương pháp truyền thống của địa phương, dong riềng trồng thuần, phun thuốc trừ bọ nẹt 2 lần/vụ, tổng chi phí đầu tư sản xuất (khơng tính cơng lao động) là 37,130 triệu đồng/ha (mục a, bảng 3.35), chênh lệch giữa giá tri đầu tư và tổng thu là 22,82 triệu đồng/ha (mục b, bảng 3.35).
Mơ hình 2. Sản xuất dong riềng theo phương pháp quản lý tổng bọ nẹt (IPM), đầu tư chi phí sản xuất bao gồm giống, các loại vật tư (phân bón hóa học), mơ hình khơng phun thuốc trừ sâu, trồng xen ngơ với dong riềng, tổng chi phí đầu tư (khơng tính cơng lao động) là 38,542 triệu đồng/ha (mục a, bảng 3.35), chênh lệch giữa giá trị đầu tư và tổng thu là 38,27 triệu đồng/ha (mục b, bảng 3.35).
Mơ hình 3. Sản xuất dong riềng theo phương pháp quản lý tổng bọ nẹt (IPM), đầu tư chi phí sản xuất bao gồm giống, các loại vật tư (phân bón hóa học), mơ hình phun thuốc trừ sâu một lần, mơ hình trồng thuần dong riềng, tổng mức đầu tư (khơng tính cơng lao động) là 35,930 triệu đồng/ha (mục a, bảng 3.35) và chênh lệch giữa giá tri đầu tư và tổng thu 29,08 triệu đồng/ha (mục b, bảng 3.35).
Mơ hình 4. Sản xuất dong riềng theo phương pháp quản lý tổng bọ nẹt (IPM), đầu tư chi phí sản xuất bao gồm giống, các loại vật tư (phân bón hóa học), mơ hình phun thuốc trừ sâu một lần, trồng xen ngô với dong riềng, tổng chi phí đầu tư sản xuất (khơng tính cơng lao động) là 38, 714 triệu đồng/ha (mục a, bảng 3.35), chênh lệch giữa giá tri đầu tư và tổng thu là 39,55 triệu đồng/ha (mục b, bảng 3.35).
Như vậy qua 3 mơ hình thử nghiệm phịng trừ bọ nẹt, theo hướng quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng so với mơ hình đối chứng (sản xuất dong riềng theo truyền thống của địa phương) cho thấy, áp dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, biện pháp canh tác (kỹ thuật làm đất, trồng
xem) biện pháp hóa học (lựa chọn thuốc và phun thuốc trừ sâu khi phát hiện bọ nẹt lứa 2 xuất hiện trên đồng ruộng) đã có tác dụng làm cho mật độ bọ nẹt trên các mơ hình thử nghiệm thấp hơn so với mơ hình đối chứng, năng suất dong riềng đã được bảo vệ và tăng hơn so với mơ hình đối chứng, biện pháp trồng ngô xen với dong riềng đã làm tăng thu nhập cho người sản xuất dong riềng, hạn chế sử dụng thuốc sâu, có thể bảo vệ được thiên địch của bọ nẹt trên đồng ruộng dong riềng.