Đặc điểm sinh học loài bọ nẹt T.obliquistriga

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 86 - 89)

C và 30o, ẩm độ 75%, tại Thanh Trì-Hà Nội,

3.2.2 Đặc điểm sinh học loài bọ nẹt T.obliquistriga

3.2.2.1 Tập tính hoạt động

Tập tính hoạt động của bọ nẹt trưởng thành: Ban ngày rất hiếm khi bay, hầu như đậu im một chỗ (hình 3.18), sau vũ hố 1 ngày trưởng thành bắt đầu có hoạt động và hoạt động rất mạnh vào chiều tối từ 17 giờ đến 19 giờ 30, trong quá trình hoạt động trưởng thành đực và cái thực hiện ghép cặp. Khi bắt cặp xong trưởng thành cái và đực tìm vị đậu và tiến hành quá trình giao phối, trong thời gian giao phối trưởng thành đực và cái thường đậu im một chỗ, khi giao phối trưởng thành thành bọ nẹt đực và cái đậu đường thẳng (Hình 3.19)

Thời gian giao phối từ 12 đến 24 tiếng, khi giao phối vị trí đậu khơng thay đổi, trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng sau giao phối 1-3 ngày.

Hình 3.18. Kiểu đậu trưởng thành bọ nẹt bọ nẹt T. obliquistriga

(Nguồn: MJ. Bascombe, 2003)

Hình 3.19. Tư thế giao phối của bọ

nẹt T. obliquistriga

(Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2009)

Các kết quả nghiên cứu khác cho thấy trưởng thành đực và cái của bọ nẹt

T. obliquistriga khơng có đặc tính ăn thêm và khơng xu tính với ánh sáng đèn (kể cả ánh sáng trắng và ánh sáng đỏ).

3.2.2.2 Thử tính ăn của bọ nẹt T. obliquistriga với lá cây trồng xen với dong riềng và sức ăn của chúng trên dong riềng

* Thử tính ăn của bọ nẹt T. obliquistriga với lá cây trồng xen với dong riềng

dong riềng cịn có một số cây dài ngày có diện tích sản xuất lớn, tập trung mang tính chất hàng hóa như sắn, chuối tây và một số cây ngắn ngày trồng xen với dong riềng. Vì vậy việc thử tính ăn của bọ nẹt T. obliquistriga với các cây trồng trên là rất cần thiết trong việc quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga.

Kết quả thử nghiệm cho thấy trên 7 loại thức ăn là lá các cây trồng: Dong riềng (Canna edulis Ker), Chuối tây (Musa paradisiaca L.), sắn (Manihot esculenta L.), đậu xanh (Vigna radiata (L) Wilczek), ngô (Zea mays L.), đậu tương (Glycine max (L.) Merr) và lạc (Arachis hypogea L.). Trong số 7 loại lá thức ăn trên, bọ nẹt chỉ ăn lá của 3 loại cây là dong riềng, chuối tây, sắn và các loại lá bọ nẹt không ăn của các cây ngô, đậu tương, đậu xanh và lạc.

Sức ăn của sâu non bọ nẹt trên các loại lá dong riềng, chuối tây và sắn tại nhiệt độ 25oC, được trình bày tại bảng 3.5a

Bảng 3.5a. Sức ăn của bọ nẹt T. obliquistriga trên chuối tây, sắn tại nhiệt độ 250C, ẩm độ 75%

Tuổi Khối lượng lá bị sâu non ăn (gram) LSD0,05 CV(% Lá dong riềng Lá chuối tây Lá sắn

1 0,52 ± 0,07 0,49 ± 0,07 0,47 ± 0,07 0,20 7,0 2 0,76 ± 0,03 0,74 ± 0,03 0,66 ± 0,03 0,89 5,8 2 0,76 ± 0,03 0,74 ± 0,03 0,66 ± 0,03 0,89 5,8 3 1,43 ± 0,09 1,31 ± 0,10 1,19 ± 0,10 0,27 4,5 4 3,15 ± 0,19 2,57 ± 0,14 2,31 ± 0,17 0,47 4,9 5 3,22 ± 0,21 2,64 ± 0,25 2,05 ± 0,31 0,72 4,6 6 7,83 ± 0,41 7,24 ± 0,47 6,66 ± 0,54 1,34 5,0 Tổng KL 16,93 ± 0,38 14,99 ± 0,48 13,34 ± 0,63 1,45 3,4

Trong 3 loại thức ăn là lá bánh tẻ dong riềng, lá chuối tây và lá sắn, sâu

non bọ nẹt T. obliquistriga ăn lá dong riềng nhiều nhất (16,93 ± 0,38 gram), sau đó là chuối tây (14,99 ± 0,48 gram) và lá sắn được sâu non bọ nẹt ăn ít nhất (13,34 ± 0,63 gram). Như vậy qua đó có thể đánh giá được dong riềng, chuối tây và sắn chúng là những ký chủ thích hợp của bọ nẹt T. obliquistriga,

việc phát triển sản xuất 3 loại cây trồng trên cùng một vùng sản xuất, có nguy cơ dẫn đến rủi ro lớn khi bọ nẹt trở thành dịch hại nghiêm trọng, việc phòng chống chúng trở nên khó khăn và tốn kém.

Trên cơ sở thử tính ăn của sâu non bọ nẹt T. obliquistriga trên 7 loại lá

thức ăn, có thể mơ tả sự lựa chọn thức ăn thích hợp của bọ nẹt được trình bày tại bảng 3.5b, để làm cơ sở lựa chọn cây trồng xen canh hoặc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trong sản xuất dong riềng, nhằm giảm những thiệt hại do bọ nẹt

T. obliquistriga gây nên.

Bảng 3.5b. Mức độ ăn lá của bọ nẹt T. obliquistriga trên một số cây trồng trong vùng sản xuất và trồng xen với dong riềng

STT Loại thức ăn (lá cây)

Mức độ ăn Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Dong riềng Canna edulis Ker + + +

2 Chuối tây Musa paradisiaca L. + +

3 Sắn Manihot esculenta L. +

4 Đậu xanh Vigna radiata (L) Wilczek -

5 Ngô Zea mays L. -

6 Lạc Arachis hypogea L. -

7 Đậu tương Glycine max (L.) Merr -

Ghi chú.

Mức độ ăn: +++: ăn nhiều ++: ăn khá +: ăn ít -: khơng ăn

Trong các đĩa có lá đậu xanh, ngơ, đậu tương và lạc, sâu non bọ nẹt khơng có phản ứng ăn, khơng di chuyển được và chết trong ngày thứ 4 kể từ ngày thả sâu. Kết quả thử nghiệm hoàn toàn phù hợp với kết luận của Hollway (1984b) [39] bọ nẹt chỉ ăn trên cây mà bề mặt lá khơng có lơng (lá có bề mặt trơn). Bọ nẹt khơng ăn được lá Đậu tương, đậu xanh và lạc, vì sâu non bọ nẹt khuyết thiếu hai hàng chân dài, khi di chuyển bụng sâu non bọ nẹt dính sát bề mặt lá, do vậy lông trên bề mặt của lá đã cản trở sự di chuyển của sâu non bọ nẹt.

Với kết quả thử nghiệm về tính ăn của bọ nẹt T. obliquistriga trên 7

loại thức ăn trên, việc phát triển dong riềng, chuối, sắn trên qui mơ lớn, diện tích tập trung làm cho khả năng bùng phát thành dịch hại bọ nẹt T. obliquistriga là rất lớn, sẽ làm thiệt hại đến năng suất cây trồng và giảm hiệu

quả trong đầu tư sản xuất.

Trồng xen ngô, đậu đỗ với dong riềng, do chúng không phải là ký chủ của bọ nẹt T. obliquistriga nên khơng có tác dụng hỗ trợ về mặt thức ăn cho

bọ nẹt phát triển, mà ngược lại có thể tạo ra sự cạnh tranh về sinh thái giữa sâu hại và thiên địch trên cây trồng xen với bọ nẹt hại dong riềng.

* Sức ăn lá dong riềng của sâu non T. obliquistriga.

Sức ăn của sâu non bọ nẹt tăng từ từ tuổi 1 đến tuổi 6. Thời gian phát dục của sâu non bọ nẹt 33,81 ngày tại nhiệt độ 30oC và 38,22 ngày tại nhiệt độ nuôi 25oC, điều đó cho thấy thời gian gây hại của sâu non là rất dài.

Sức ăn của sâu non bọ nẹt tại các nhiệt độ 25o

C và 30oC. Kết quả được trình bày tại bảng 3.6

Bảng 3.6. Sức ăn lá dong riềng của sâu non bọ nẹt T. obliquistriga ở nhiệt độ 25o

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 86 - 89)