Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 47 - 52)

4 Reasgant 1.8 EC

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering

của Heppner (1998) [34]

+ Định tên ruồi giả ong Systropus macer Loew theo khóa phân loại của David (1994) [27]

2.4.1.2 Phương pháp điều tra tình hình sản xuất và canh tác cây dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội

Lập phiếu điều tra, sử dụng bảng câu hỏi để lấy thông tin, mỗi địa điểm nghiên cứu tại Hưng Yên và Hà Nội điều tra trên 3 xã (2 địa điểm x 3 xã /điểm = 6 xã), mỗi xã chọn 10 hộ và lấy thông tin bổ sung qua các cơ quan quản lý của địa phương (theo phương pháp đánh giá có sự tham gia-PRA)

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering Thosea obliquistriga Hering

2.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của bọ nẹt

Đầu tiên nguồn sâu non bọ nẹt T. oliquistriga được thu thập từ ngoài đồng ruộng dong riềng, chúng được ni trong phịng thí nghiệm, trong nhà lưới bán tự nhiên để thu được các pha phát triển của chúng là: nhộng, trưởng thành, trứng và sâu non để làm vật liệu nghiên cứu về đặc điểm hình thái của chúng.

Đặc điểm hình thái của bọ nẹt: Quan sát mơ tả và đo kích thước các pha phát triển của bọ nẹt như ổ trứng, trứng, sâu non (đặc điểm các đốt thân, miệng, các u lơng, lỗ thở..), nhộng (màu sắc, hình thái bên ngồi), trưởng thành (trưởng thành đực, cái, đặc điểm về lông, đặc điểm về mạch cánh…) với số lượng mẫu n = 30.

2.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ nẹt Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ nẹt

Nghiên cứu đặc điểm sinh học bằng phương pháp nuôi cá thể và quần thể trong nhà lưới bán tự nhiên (kích thước rộng 4 m x dài 5 m x cao 2,5 m), lồng ni sâu (kích thước 45 cm x 45 cm x 30 cm), phòng nuôi sâu bán tự nhiên, phịng điều hịa ni sâu tại nhiệt độ 25oC và 30oC, thức ăn nuôi sâu non bọ nẹt là lá dong riềng tươi (lá bánh tẻ)

Nhân nuôi nguồn sâu bọ nẹt: Tiến hành thu 120 cá thể sâu non bọ nẹt

có tuổi đồng đều là tuổi 4 và tuổi 5 ngoài đồng ruộng dong riềng, sau đó chúng được ni tập thể trong các hộp ni sâu (đường kính 30 cm x cao 25cm) điều kiện phịng thí nghiệm, cho đến khi hóa nhộng.

Nhộng được chuyển ra khay khơng có nắp và được đặt vào nhà lưới có thể tích 50 m3

đã có cây dong riềng ở giai đoạn 6 - 8 lá (dong riềng sạch sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt). Sau khi nhộng vũ hóa, trưởng thành đực và cái ghép cặp, giao phối và ngay sau khi trưởng thành đẻ trứng, cắt lấy ổ trứng đưa vào phịng thí nghiệm để thực hiện nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ nẹt.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học bọ nẹt ở điều kiện phòng bán tự nhiên

Thực hiện 2 đợt nuôi sâu non bọ nẹt cá thể: Đợt 1 từ 11/4/2009 đến 5/7/2009 ở nhiệt độ trung bình 27,2oC, ẩm độ 80%. Đợt 2 từ 30/4/2009 đến 16/7/2009 ở nhiệt độ trung bình 28,5oC, ẩm độ 79%.

- Pha trứng: Ngay sau khi trưởng thành cái đẻ trứng, dùng kéo cắt tồn

bộ lá có ổ trứng và lá có ổ trứng được đặt trên tấm xốp mỏng, sau đó lá được ghim trên tấm xốp cho phẳng, cuống lá được quấn bông thấm nước để giữ lá được tươi lâu. Lá được đưa vào vào hộp ni sâu (loại hộp có kích thước đường kính 30 cm x cao 25 cm) (nhãn trên nắp hộp ghi lại ngày đẻ trứng). Để theo dõi thời gian phát dục của trứng và đo đếm các chỉ tiêu khác của pha trứng (n ≥ 100).

- Pha sâu non: Ổ trứng được theo dõi 3 giờ/lần, 6 lần/ngày ngày, sâu non vừa nở dùng bút lông di chuyển ngay sang hộp nuôi sâu cá thể (loại hộp có kích thước đường kính 18 cm x cao 20 cm), mỗi sâu non được nuôi trong một hộp, trên nắp hộp được dán nhãn ghi lại ngày sâu nở (ngày đầu tiên của tuổi 1). Các tuổi của sâu non bọ nẹt được tính ngay sau ngày lột xác đến ngày lần lột xác tiếp theo. Trên nắp hộp ni sâu có nhãn ghi ngày, tháng và tuổi sâu non tương ứng. Thức ăn của sâu non là lá dong riềng tươi (giống dong riềng phổ biến trong sản xuất ở vùng Hưng Yên và Hà Nội), lá được thay 1 lần/ngày vào buổi sáng 7 giờ 30 hàng ngày (lá giữ được tươi bằng giấy thấm hơi ẩm) (n = 30).

- Pha nhộng: Ngay sau khi kết thúc pha sâu non, bọ nẹt bắt đầu hóa nhộng, nhãn trên nắp hộp ni sâu được ghi lại ngày hóa nhộng.

Nhộng được theo dõi hàng ngày để theo dõi thời gian phát dục của nhộng (được tính từ thời điểm của ngày nhộng hoàn chỉnh đến thời điểm của

ngày vũ hóa trưởng thành) và các chỉ tiêu khác như kích thước, khối lượng,

màu sắc (n = 30).

- Pha trưởng thành: Ngay sau khi bọ nẹt vũ hóa trưởng thành trong hộp ni sâu cá thể, trên nắp hộp có nhãn ghi lại thời gian vũ hóa và tiếp tục theo dõi đến trưởng thành chết (n = 30).

- Thời gian trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên: Ngay sau khi vũ hóa trưởng thành được thả trong nhà lưới bán tự nhiên (50 m3), theo dõi thời gian từ thả đến ghép cặp của trưởng thành, trưởng thành đực và cái giao phối trong 8 tiếng sẽ được bắt thả vào lồng nuôi sâu (45 cm x 45 cm x 30 cm; 1 cặp/lồng; n =30).

Theo dõi: Thời gian từ vũ hóa đến đẻ quả trứng đầu tiên, thời gian từ

vũ hóa đến trưởng thành chết tự nhiên.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học bọ nẹt T. obliquistriga ở điều kiện phòng điều hòa 2 chiều ổn định ở hai nhiệt độ 25 và 30oC, ẩm độ 75%

Thực hiện hai đợt nuôi sâu cá thể ở nhiệt độ ổn định: Đợt ở nhiệt độ 25oC và đợt ở nhiệt độ 30oC, ẩm độ 75%: Bắt đầu mỗi đợt nuôi tập thể 100 sâu non bọ nẹt tuổi 2 và tuổi 3 trong phòng nhiệt độ 25o

C và 30oC cho đến khi sâu non hóa nhộng được 18 ngày, từ ngày thứ 19 nhộng được đưa ra nhà lưới 50 m3 ngồi tự nhiên để vũ hóa và trưởng thành thực hiện giao phối, ở mỗi nhiệt độ lấy 10 cặp trưởng thành đã giao phối, chuyển mỗi cặp vào 1 lồng nuôi sâu (45 cm x 45 cm x 30 cm; 1 cặp/lồng), đặt trong phịng có nhiệt độ và ẩm độ ổn định nêu trên, để trưởng thành cái đẻ trứng.

* Nuôi bọ nẹt T.obliquistriga cá thể: Tại mỗi nhiệt độ và ẩm độ 25 và 30oC, ẩm độ 75%: ngay sau bọ nẹt trưởng thành đẻ xong ổ trứng, dùng kéo cắt tồn bộ ổ trứng đưa vào hộp ni sâu cá thể, khi sâu non tuổi 1 mới nở, dùng bút lông di chuyển mỗi sâu non tuổi 1 vào một hộp nuôi sâu cá thể (25 cm x 15 cm x 10 cm). Phương pháp tương tự phương pháp nuôi bọ nẹt ở điều kiện phòng bán tự nhiên. Trên mỗi nắp hộp ni sâu có nhãn ghi lại thời gian phát dục của các pha từ pha trứng, pha sâu non sâu non, pha nhộng, từ nhộng đến vũ hóa, từ vũ hóa đến đẻ trứng và từ vũ hóa đến trưởng thành chết. Số lượng nuôi mỗi đợt n = 30.

Giải phẫu bộ phận sinh dục đực và cái được thực hiện và chụp hình trên kính lúp điện tử độ phóng đại 40x, kết nối với máy tính để đo kích thước và hình ảnh, tại phịng IPM nhện gié, Bộ mơn côn trùng Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

*Phương pháp nghiên cứu sức ăn của sâu non bọ nẹt T.obliquistriga

+ Sức ăn của sâu non bọ nẹt T.obliquistriga trên dong riềng

Thí nghiệm nghiên cứu sức ăn của sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 6 được tiến hành trong hộp ni sâu (kích thước: 25 cm x 15 cm x 10 cm). Lá dong riềng sử dụng là lá thứ 4 (lá bánh tẻ), khối lượng lá 5 gam/hộp/ngày (khối lượng lá sâu ăn và lá thay được cân hàng ngày, cố định vào 7 giờ 30) và hộp đối chứng khơng có sâu ăn (n=30).

* Nghiên cứu sức ăn của tuổi 1 bọ nẹt: Riêng tuổi 1 sẽ thả 10 sâu/hộp

(10 con/hộp x 3 hộp = 30), 24 giờ sau cân khối lượng lá bị sâu non tuổi 1 ăn, sau đó thay lá có khối lượng bằng đúng khối lượng của lần trước (7 gram lá/ngày), công việc được lặp lại hết tuổi 1 sang tuổi 2. Khối lượng lá tiêu thụ của mỗi lần của mỗi hộp chia cho 10, để tính trung bình 1 cá thể, tuổi 1 ăn hết bao nhiêu khối lượng lá dong riềng (n=30).

* Nghiên cứu sức ăn từ tuổi 2 đến tuổi 6: Sau kết thúc tuổi 1, mỗi cá thể tuổi 2 được nuôi trong 1 hộp nuôi sâu, 24 giờ sau sẽ cân khối lượng lá bị sâu non các tuổi ăn, sau đó thay lá có khối lượng bằng đúng khối lượng của lần trước (7 gram lá/ngày), công việc được lặp lại từ tuổi 2 đến đến khi vào nhộng (n = 30).

*Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian (ngày) phát dục của từng pha (trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành) vịng đời, đời và kích thước của sâu non các tuổi, nhộng, trưởng thành, số lượng trứng đẻ được, tỷ lệ trứng nở, sức ăn của sâu non cùng các đặc điểm sinh học, hình thái, tổng tích ơn hữu hiệu, nhiệt độ khởi điểm phát dục, số lứa lý thuyết/năm của bọ nẹt T. obliquistriga.

* Phương pháp tính tốn:

1) Nhiệt độ khởi điểm phát dục, tính theo cơng thức (dẫn theo Phạm Bình Quyền, 1994) [15]

n2.t2 - n1.t1 C = ---------------------- n2 - n1

Trong đó:

- C là nhiệt độ khởi điểm phát dục

- t1 và t2 là nhiệt độ nuôi sâu tại 2 nhiệt độ khác nhau.

- n1 và n2 là thời gian hồn thành vịng đời của sâu ở các đợt nuôi tại các nhiệt độ khác nhau.

2) Tổng tích ơn hữu hiệu (K), tính theo công thức: Công thức1: K = n1(t1 - C)

Công thức 2: K = n2(t2 - C)

Trong đó : - K : Tổng tích ơn hữu hiệu là lượng nhiệt cơn trùng tích luỹ để hồn thành một vịng đời, K là hằng số.

- C là nhiệt độ khởi điểm nhiệt độ phát dục

- t1 và t2 là nhiệt độ nuôi sâu tại 2 nhiệt độ khác nhau.

- n1 và n2 là thời gian hoàn thành vịng đời của sâu ở các đợt ni tại các nhiệt độ khác nhau.

3) Số lứa lý thuyết, tính theo cơng thức : (dẫn theo Phạm Bình Quyền, 1994) [15] y = N

K

Trong đó : N là tổng tích ơn cả năm cho loài bọ nẹt Thosea obliquistriga

Hering, N = 31(tn1 - C) + 28(tn2 - C) + … 31(tn12 - C)

Số ngoài ngoặc đơn là số ngày của các tháng 1, 2, …12; tn1, tn2, ….tn3 là nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm.

+ Sức ăn của sâu non bọ nẹt T.obliquistriga trên chuối tây và sắn

Phương pháp thử tính ăn của sâu non bọ nẹt T. obliquistriga trên chuối

tây và sắn được tiến hành tại nhiệt độ 25o

C, số lượng sâu non thử tính ăn là 30 cá thể cho mỗi loại thức ăn (n = 30). Các bước thử tính ăn của sâu non bọ nẹt

T.obliquistriga trên chuối tây và sắn tương tự như nghiên cứu sức ăn của sâu

non bọ nẹt T.obliquistriga trên dong riềng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)