4 Reasgant 1.8 EC
2.4.5 Phương pháp xác định sự ký sinh của loài ruồi giả ong S.macer (RGO) trên các pha phát dục của bọ nẹt T obliquistriga
(RGO) trên các pha phát dục của bọ nẹt T. obliquistriga
Trong các năm 2009 và 2010 vào các tháng mật độ bọ nẹt cao trên đồng ruộng (tháng 6 - tháng 11) tiến hành thu các mẫu gồm các pha phát dục của bọ nẹt trên đồng ruộng thuộc vùng chuyên canh dong riềng của Hưng Yên và Hà Nội, thu ổ trứng, sâu non các tuổi và nhộng đem về phịng thí nghiệm nuôi riêng rẽ từng pha phát dục trong lồng cách ly (đường kính 25 cm, chiều cao 12 cm, nắp lồng có lưới hình vng mỗi cạch 7,0 cm, mắt lưới 1 mm x 1mm) đảm bảo trưởng thành ruồi giả ong bên ngồi khơng thể tiếp cận các pha phát dục ni trong lồng cũng như khơng thể thốt ra ngồi được. Theo dõi sự ký sinh của RGO trên bọ nẹt. Trong 2 năm 2009-2010 số lượng trứng, sâu non, nhộng bọ nẹt được nuôi và theo dõi như sau:
- Số lượng trứng thu thập ngồi đồng được để trong lồng ni sâu cách ly và cung cấp lá dong riềng cho bọ nẹt phát triển và hóa trưởng thành là 18 ổ, mỗi ổ trứng có 25 - 30 quả trứng.
- Số lượng sâu non thu được để trong lồng nuôi sâu cách ly và cung cấp lá dong riềng tươi (lá tươi DR được thay hàng ngày vào buổi sáng) cho bọ nẹt phát triển và hóa trưởng thành là 46 - 160 sâu non/đợt.
- Số lượng nhộng thu được để trong lồng ni cách ly cho bọ nẹt hóa trưởng thành là 87 -214 nhộng/đợt.
Hàng ngày theo dõi các hộp bảo quản trứng, lồng nuôi sâu và nhộng để xác định sự xuất hiện và ký sinh của ruồi giả ong S.macer ở pha nào của bọ nẹt.
Từ số lượng sâu non hoặc nhộng nuôi phát triển đến trưởng thành và số lượng bị ký sinh thu được sẽ tính được tỷ lệ bị ruồi giả ong ký sinh ở từng pha của bọ nẹt.
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sâu non và nhộng bọ nẹt bị ký sinh (%).