C và 30o, ẩm độ 75%
3.4.2 Biện pháp vệ sinh đồng ruộng phòng trừ bọ nẹt.
3.4.2.1 Cơ sở khoa học của biện pháp vệ sinh đồng ruộng trong phòng chống bọ nẹt hại dong riềng
Vệ sinh đồng ruộng là một nhóm thao tác kỹ thuật khác nhau nhằm tiêu diệt các mầm mống dịch hại có trong đất, trên tàn dư cây trồng vụ trước và trên cỏ dại. Đối với cây trồng hàng năm, sau mỗi vụ tiến hành dọn sạch và tiêu hủy tất cả các tàn dư thực vật có ý nghĩa lớn trong hạn chế nguồn dịch hại đầu vụ.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bọ nẹt, cho thấy bọ nẹt qua đơng ở pha nhộng, vị trí bọ nẹt hóa nhộng trên thân lá và tại phần gốc của dong riềng, nguồn nhộng bọ nẹt qua đơng trên chính là nguồn phát sinh gây hại của bọ nẹt trên dong riềng của vụ tiếp theo.
Thân lá của dong riềng sau thu hoạch được nông dân sử dụng làm phân xanh hoặc được phơi khô để che đậy nông sản hoặc được sử dụng để phủ lại trên luống trồng dong riềng để chống cỏ dại, giữ ẩm hoặc bỏ lại đồng ruộng thân lá dong riềng tự hủy tự nhiên. Sự tồn tại của nhộng qua đông trên tàn dư của dong riềng vụ trước và chúng sẽ vũ hóa vào mùa xuân và sinh ra lứa bọ nẹt đầu tiên hại dong riềng của năm sau.
Vì vậy nguồn nhộng bọ nẹt qua đông trên tàn dư thân lá, gốc dong riềng vụ trước, cần được xử lý để hạn chế nguồn bọ nẹt hại dong riềng cho vụ trồng mới tiếp theo.
3.4.2.2 Tỷ lệ nhộng bọ nẹt T. obliquistriga qua đông trên tàn dư dong riềng,, năm 2009
Năm 2009 đã tiến hành điều tra ở 6 xã trồng dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội cho thấy trên tàn dư dong riềng sau thu hoạch luôn tồn tại một số lượng nhộng trên thân lá (thân lá ở đây là bao gồm thân và các lá có trên một thân dong riềng) và gốc dong riềng (gốc là khóm dong riềng, chỉ phần dưới đất), tỷ lệ nhộng bọ nẹt trên tàn dư dong riềng được trình bày tại bảng 3.25.
* Tại Hưng Yên: Tỷ lệ thân lá dong riềng có nhộng trung bình 29,3%, số nhộng trên thân lá dong riềng trung bình là 0,62 nhộng/thân lá. Trong đó địa điểm có tỷ lệ thân lá có nhộng thấp nhất là 25,3% và số nhộng trên thân lá là 0,46 nhộng/thân lá tại xã Hàm Tử (Huyện Khối Châu) và địa điểm có tỷ lệ thân lá có nhộng cao nhất là 33,3% và số nhộng trên thân lá là 0,72 nhộng/thân lá tại xã Bình Minh (Huyện Khối Châu).
Bảng 3.25. Mật độ nhộng bọ nẹt T. obliquistriga qua đông tồn tại trên thân lá và gốc dong riềng sau thu hoạch tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009
TT Điểm điều tra
Mật độ nhộng/thân lá và gốc DR Nhộng/ thân lá Tỷ lệ nhộng/ thân, lá (%) Nhộng/ gốc DR Tỷ lệ gốc có nhộng (%) 1 Hưng Yên Hàm tử 0,46 25,3 0,54 50,6 2 Bình minh 0,72 33,3 0,65 44,0 3 Tứ dân 0,68 29,3 0,72 38,6 TB 0,62 29,3 0,64 44,4 4 Hà Nội Sài sơn 0,85 32,0 0,75 52,0 5 Lĩnh Nam 0,53 37,3 0,56 36,0 6 Thường tín 0,71 34,6 0,78 45,3 TB 0,70 34,6 0,69 44,4
Tỷ lệ gốc dong riềng có nhộng trung bình là 44,4 %, số nhộng trung bình trên gốc dong riềng là 0,64 nhộng/gốc. Trong đó địa điểm tỷ lệ gốc có nhộng thấp nhất là 38,6%, số nhộng trên gốc là 0,72 nhộng/gốc tại xã Tứ Dân (Huyện Khoái Châu), địa điểm tỷ lệ gốc có nhộng cao nhất là 50,6%, số nhộng trên gốc là 0,54 nhộng/gốc tại xã Hàm Tử (Huyện Khoái Châu).
trên tàn dư dong riềng cho thấy số lượng nhộng tồn tại ở thân lá và gốc của tàn dư dong riềng vụ trước là khá nhiều.
* Tại Hà Nội: Tỷ lệ thân lá dong riềng có nhộng trung bình 34,6%, số
nhộng trên thân lá dong riềng trung bình là 0,70 nhộng/thân lá. Trong đó địa điểm tỷ lệ thân lá có nhộng thấp nhất là 32,0% và số nhộng trên thân lá là 0,85 nhộng/thân lá tại xã Sài Sơn (Huyện Quốc Oai) và địa điểm có tỷ lệ thân lá có nhộng cao nhất là 37,3% và số nhộng trên thân lá là 0,53 nhộng/thân lá tại xã Lĩnh Nam (Huyện Thanh Trì).
Tỷ lệ gốc dong riềng có nhộng trung bình là 44,4 %, số nhộng trung bình trên gốc dong riềng là 0,69 nhộng/gốc. Trong đó địa điểm tỷ lệ gốc có nhộng thấp nhất là 36,0%, số nhộng trên gốc là 0,56 nhộng/gốc tại xã Lĩnh Nam (Huyện Thanh Trì), địa điểm tỷ lệ gốc có nhộng cao nhất là 52,0%, số nhộng trên gốc là 0,75 nhộng/gốc tại xã Sài Sơn (Huyện Quốc Oai).
Như vậy hầu hết các địa điểm sản xuất dong riềng nhộng luôn luôn tồn tại trên thân lá và gốc dong riềng sau thu hoạch với tỷ lệ khá cao không dưới 25% tỷ lệ thân lá có nhộng và khơng dưới 35% tỷ lệ gốc có nhộng, do các điều kiện canh tác, phòng chống bọ nẹt và điều kiện tự nhiên cũng cho thấy tỷ lệ nhộng trên thân lá và tỷ lệ nhộng trên gốc dong riềng tại Hà Nội cao hơn so với Hưng Yên.
Qua đó cho thấy việc vệ sinh đồng ruộng, thu gom và hủy nhộng sau thu hoạch dong riềng là việc làm cần thiết và quan trọng trong phòng chống bọ nẹt hại dong riềng, tỷ lệ nhộng trên tàn dư 29,3 -34,6% và dưới gốc 44,4%.
3.4.2.3 Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng, luống trồng được phủ bằng tàn dư
Năm 2009: Diễn biến mật độ bọ nẹt trên dong riềng tại Hà Nội, luống được che phủ và không che phủ tàn dư từ vụ trồng trước được trình bày tại bảng 3.26 và hình 3.27.
Biện pháp canh tác kỹ thuật phủ luống bằng rơm rạ hoặc bằng các vật liệu phủ khác như phủ bằng cỏ, thân đậu đỗ, thân lá dong riềng hoặc bằng nilon trong canh tác cây trồng là một tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trên cây trồng cạn, đã mang lại hiệu quả khá cao trong tiết kiệm chi phí đầu tư trong sản xuất, như giảm số công làm cỏ, giảm số lần tưới nước, hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh hại, làm tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Bảng 3.26. Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên ruộng dong riềng được phủ bằng tàn dư DR, tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ TB (con/lá)
Quốc Oai-Hà Nội Khoái Châu-Hưng Yên Ngày điều tra PTL KPTL (Đ/C) Ngày điều tra PTL KPTL (Đ/C) 5 lá 07/07 0,82±0,19 0,68±0,14 03/07 0,24±0,10 0,32±0,10 6 lá 17/07 1,28±0,25 0,86±0,12 13/07 0,62±0,18 0,54±0,14 7 lá 27/07 2,58±0,31 2,06±0,14 23/07 1,94±0,30 0,98±0,16 8 lá 06/08 3,06±0,28 2,42±0,16 02/08 2,34±0,29 1,62±0,16 9 lá 16/08 4,04±0,25 3,00±0,22 12/08 2,80±0,27 2,06±0,16 10 lá 26/08 4,63±0,16 3,84±0,20 22/08 3,04±0,31 1,22±0,19 11 lá 05/09 3,34±0,26 2,16±0,24 01/09 3,32±0,26 0,40±0,12 12 lá 15/09 2,32±0,27 1,08±0,21 11/09 2,22±0,29 0,22±0,10 Kết thúc ra lá đến Thu hoạch 25/09 1,06±0,24 0,40±0,12 21/09 2,06±0,29 0,06±0,03 05/10 0,74±0,19 0,62±0,11 01/10 1,98±0,32 0,10±0,04 15/10 0,56±0,15 0,29±0,13 11/10 1,04±0,21 0,10±0,05
Ghi chú: PTL: phủ thân lá, KPTL: không phủ thân lá, Đ/C: đối chứng
Hình 3.27. Ảnh hưởng của phủ thân lá dong riềng đến mật độ bọ nẹt
T. obliquistriga trên dong riềng tại Hưng Yên, năm 2009 - 2010
Dong riềng có khối lượng sinh khối rất lớn, năng suất thân lá có thể đạt 35-40 tấn/ha, dong riềng sau khi thu hoạch phần lớn thân lá được để lại trên đồng ruộng và nhiều nông dân đã sử dụng chúng để phủ luống chống cỏ dại, giữ ẩm cho dong riềng. Đó lại là một trong những nguyên nhân làm cho mật độ bọ nẹt tăng cao trên đồng ruộng dong riềng, nếu trên thân lá dong riềng còn tồn tại nhộng qua đơng trên đó.
* Tại Hà Nội: Diễn biến mật độ bọ nẹt trên dong riềng, luống có phủ
thân lá dong riềng vụ trước (PTL) và không phủ thân lá dong riềng (KPTL), tại các giai đoạn sinh trưởng: giai đoạn cây 5 lá (đầu tháng 7), PTL là 0,82 con/lá, KPTL là 0,68 con/lá. Giai đoạn cây 10 lá (cuối tháng 8) Bọ nẹt có mật độ cao nhất trong năm PTL là 4,63 con/lá, KPTL là 3,84 con/lá vào. Mật độ bọ nẹt vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch (giữa tháng 10) trên dong riềng PTL là 0,56 con/lá và KPTL là 0,29 con/lá.
5 lá (đầu tháng 7) là 0,24 con/lá, trên dong riềng KPTL là 0,32 con/lá. giai đoạn dong riềng kết thúc ra lá (đầu tháng 9), mật độ bọ nẹt trên dong riềng PTL mật độ cao nhất trong năm là 3,32 con/lá, KPTL là 2,06 con/lá, giai đoạn dong riềng chuẩn bị thu hoạch (giữa tháng 10), mật độ bọ nẹt PTL là 1,04 con/lá và KPTL là 0,10 con/lá.
Năm 2010: Diễn biến mật độ bọ nẹt trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, luống dong riềng được phủ thân lá (PTL) và không phủ thân lá dong riềng (KPTL) vụ trước được trình bày tại bảng 3.27 và hình 3.28
* Tại Hà Nội: Giai đoạn dong riềng 5 lá (đầu tháng 7) luống PTL mật
độ bọ nẹt là 1,84 con/lá, luống KPTL là 0,68 con/lá, giai đoạn dong riềng 10 lá luống PTL là 5,58 con/lá, luống KPTL mật độ bọ nẹt là 4,84 con/lá (mật độ cao nhất trong năm), giai đoạn chuẩn bị thu hoạch (giữa tháng 10) trên dong riềng luống PTL là 0,84 con/lá và KPTL là 1,22 con/lá.
* Tại Hưng Yên: Giai đoạn dong riềng 5 lá (đầu tháng 7) luống được
PTL mật độ bọ nẹt là 1,66 con/lá, luống KPTL là 0,88 con/lá, giai đoạn dong riềng 9 lá (giữa tháng 8), luống PTL là 5,28 con/lá, trên luống KPTL là 4,36 con/lá (mật độ cao nhất trong năm), giai đoạn chuẩn bị thu hoạch (giữa tháng 10) trên dong riềng luống PTL là 0,64 con/lá và luống KPTL là 0,08 con/lá.
Bảng 3.27. Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên ruộng dong riềng được phủ bằng tàn dư từ vụ trồng trước, tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/lá)
Quốc Oai - Hà Nội Khoái Châu - Hưng Yên Ngày điều tra PTL KPTL (Đ/C) PTL KPTL (Đ/C) Đối chứng 5 lá 05/07 1,84±0,30 0,68±0,13 04/07 1,66±0,20 0,88±0,13 6 lá 15/07 2,22±0,31 1,86±0,16 14/07 2,04±0,23 1,54±0,19 7 lá 25/07 3,66±0,25 2,06±0,23 24/07 2,28±0,30 2,98±0,21
8 lá 04/08 4,68±0,26 2,42±0,20 03/08 3,42±0,23 3,62±0,21 9 lá 14/08 4,78±0,18 3,00±0,15 13/08 5,28±0,18 4,26±0,23 9 lá 14/08 4,78±0,18 3,00±0,15 13/08 5,28±0,18 4,26±0,23 10 lá 24/08 5,58±0,11 4,84±0,19 23/08 5,16±0,18 4,36±0,29 11 lá 03/09 4,56±0,19 3,96±0,30 02/09 4,16±0,23 3,80±0,34 12 lá 13/09 3,06±0,25 3,28±0,21 12/09 3,38±0,26 2,62±0,27 Kết thúc ra lá đến Thu hoạch 23/09 2,20±0,31 2,60±0,14 22/09 2,88±0,23 1,78±0,28 03/10 1,96±0,30 1,62±0,14 02/10 1,74±0,25 1,26±0,20 13/10 0,84±0,19 1,22±0,20 12/10 0,64±0,15 0,08±0,05
Ghi chú: PTL: phủ thân lá, KPTL: không phủ thân lá, Đ/C: đối chứng
Như vậy qua 2 năm (2009 - 2010) diễn biến mật độ bọ nẹt trên dong riềng luống có phủ thân lá dong riềng có mật độ cao hơn so với mật độ bọ nẹt trên dong riềng luống không phủ thân lá dong riềng vụ trước để lại. Điều đó chứng minh rằng sự tồn tại của nhộng bọ nẹt qua đông là nguồn bọ nẹt phát sinh cho bọ nẹt hại dong riềng năm sau, do vậy không nên sử dụng tàn dư thân lá dong riềng vụ trước, dùng làm vật liệu che phủ trên đồng ruộng sản xuất dong riềng, sẽ ngăn chặn và làm giảm đáng kể mật độ bọ nẹt trên dong riềng.
Hình 3.28. Ảnh hưởng của phủ thân lá dong riềng đến mật độ bọ nẹt
T. obliquistriga trên dong riềng tại Hà Nội năm 2009 - 2010
3.4.2.4 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên đồng ruộng dong riềng được vệ sinh đồng ruộng
Năm 2009 và 2010, tại Hà Nội và Hưng Yên đã thực hiện biện pháp vệ sinh đồng ruộng (tiêu hủy tàn dư dong riềng vụ trước) ngay sau khi thu hoạch.
Diễn biến mật độ bọ nẹt hại dong riềng trên ruộng đã vệ sinh đồng ruộng được trình bày tại bảng 3.28 và bảng 3.29.
Năm 2009. Diễn biến mật độ bọ nẹt trên ruộng dong riềng được vệ sinh
đồng ruộng (VSĐR) và không được vệ sinh (Đ/C), tại Hưng Yên và Hà Nội, kết quả được trình bày tại bảng 3.28.
* Tại Hà Nội: Giai đoạn dong riềng được 5 lá (đầu tháng 7), mật độ bọ nẹt trên dong riềng được vệ sinh đồng ruộng (VSĐR) là 0,68 con/lá, trên ruộng không được vệ sinh đồng ruộng (Đ/C) là 0,68 con/lá, giai đoạn sinh trưởng dong riềng 9 lá (giữa tháng 8), mật độ bọ nẹt trên dong riềng Đ/C là
3,0 con/lá, trong khi đó mật độ bọ nẹt trên dong riềng VSĐR là 1,78 con/lá. Mật độ cao nhất trong năm trên dong riềng VSĐR là 2,92 con/lá (giai đoạn cây 11 lá), trên dong riềng Đ/C là 3,84 con/lá (giai đoạn cây 10 lá). Mật độ bọ nẹt vào thời gian chuẩn bị thu hoạch mật độ bọ nẹt trên dong riềng VSĐR là 0,12 con/lá và Đ/C là 0,92 con/lá.
Bảng 3.28. Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng được vệ sinh đồng ruộng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009
Giai đoạn
sinh trưởng
Mật độ TB (con/lá)
Quốc Oai - Hà Nội Khoái Châu - Hưng Yên Ngày điều tra Vệ sinh đồng ruộng không vệ sinh đồng ruộng (Đ/C) Ngày điều tra Vệ sinh đồng ruộng không vệ sinh đồng ruộng (Đ/C) 5 lá 07/07 0,68±0,15 0,68±0,14 03/07 0,12±0,16 0,32±0,10 6 lá 17/07 0,74±0,20 0,86±0,12 13/07 0,26±0,19 0,54±0,14 7 lá 27/07 1,32±0,26 2,06±0,14 23/07 1,20±0,25 1,80±0,16 8 lá 06/08 1,60±0,24 2,42±0,16 02/08 1,62±0,24 1,98±0,16 9 lá 16/08 1,78±0,23 3,00±0,22 12/08 1,98±0,23 2,06±0,16 10 lá 26/08 2,06±0,29 3,84±0,20 22/08 1,08±0,22 1,22±0,19 11 lá 05/09 2,92±0,29 2,16±0,24 01/09 0,38±0,13 0,40±0,12 12 lá 15/09 2,28±0,29 1,08±0,21 11/09 0,18±0,08 0,22±0,10 Kết thúc ra lá đến Thu hoạch 25/09 2,28±0,28 0,40±0,12 21/09 0,08±0,04 0,06±0,03 05/10 1,62±0,29 0,62±0,11 01/10 0,06±0,03 0,10±0,04 15/10 0,12±0,05 0,92±0,13 11/10 0,04±0,03 0,10±0,05
Ghi chú: Địa điểm điều tra mật độ bọ nẹt trên dong riềng tại Quốc Oai, Hà Nội, tại Khoái Châu, Hưng Yên
* Tại Hưng Yên:
Tại thời gian sinh trưởng của dong riềng được 5 lá (đầu tháng 7) mật độ bọ nẹt trên dong riềng VSĐR là 0,12 con/lá và Đ/C là 0,32 con/lá. Mật độ bọ
nẹt tăng ở giai đoạn dong riềng đạt 6 lá, 7 lá và 8 lá mật độ bọ nẹt trên dong riềng Đ/C cao hơn so với dong riềng được VSĐR. Giai đoạn cây 9 lá (giữa tháng 8), mật độ bọ nẹt trên dong riềng VSĐR là 1,98 con/lá, trên dong riềng Đ/C là 2,06 con/lá (mật độ cao nhất trong năm), mật độ bọ nẹt giảm vào giai đoạn dong riềng kết thúc ra lá đến thu hoạch, mật độ bọ nẹt trên dong riềng VSĐR là 0,04 con/lá và trên dong riềng Đ/C là 0,10 con/lá.
Năm 2010: Diễn biến mật độ bọ nẹt trên ruộng dong riềng được vệ sinh
đồng ruộng (VSĐR) và không được vệ sinh (Đ/C), tại Hưng Yên và Hà Nội, được trình bày tại bảng 3.29.
Bảng 3.29. Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng được vệ sinh đồng ruộng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/lá)
Quốc Oai-Hà Nội Khoái Châu-Hưng Yên Ngày điều tra Vệ sinh đồng ruộng Không vệ sinh đồng ruộng (Đ/C) Ngày điều tra Vệ sinh đồng ruộng Không vệ sinh đồng ruộng (Đ/C) 5 lá 05/07 0,68±0,18 0,72±0,13 04/07 0,18±0,06 0,88±0,13 6 lá 15/07 0,88±0,20 1,86±0,16 14/07 0,80±0,20 1,54±0,19 7 lá 25/07 1,04±0,22 2,06±0,23 24/07 1,50±0,23 2,98±0,21 8 lá 04/08 1,68±0,20 2,42±0,20 03/08 1,62±0,20 3,62±0,21 9 lá 14/08 2,76±0,27 3,00±0,15 13/08 2,46±0,28 4,26±0,23 10 lá 24/08 2,84±0,30 4,84±0,19 23/08 3,02±0,28 4,36±0,29 11 lá 03/09 3,04±0,26 3,96±0,30 02/09 3,22±0,24 3,80±0,34 12 lá 13/09 2,78±0,26 3,28±0,21 12/09 2,38±0,28 2,62±0,27 Kết thúc ra lá đến Thu hoạch 23/09 2,30±0,28 2,60±0,14 22/09 2,12±0,28 1,78±0,28 03/10 1,46±0,28 1,62±0,14 02/10 1,50±0,28 1,26±0,20 13/10 0,64±0,17 1,22±0,20 12/10 0,16±0,05 0,08±0,05
Hình 3.29. Ảnh hưởng của việc vệ sinh đồng ruộng đến mật độ bọ nẹt
T. obliquistriga dong riềng tại Hưng Yên, năm 2009 - 2010
Hình 3.30. Ảnh hưởng của việc vệ sinh đồng ruộng đến mật độ bọ nẹt
* Tại Hà Nội:
Giai đoạn dong riềng 5 lá mật độ bọ nẹt trên dong riềng VSĐR là 0,68