KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 152 - 154)

C và 30o, ẩm độ 75%

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Trên dong riềng ở Hưng Yên và Hà Nội có 12 lồi sâu, nhện hại. Trong đó, bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering là loài gây hại quan trọng nhất trên dong riềng.

2. Trưởng thành bọ nẹt T. obliquistriga ban ngày đậu ẩn nấp dưới lá

dong riềng, hoạt động mạnh vào chiều tối và giao phối, đẻ trứng thành ổ quả nọ xếp kế tiếp quả kia thành vệt dài trên lá, sâu non có 6 tuổi, chúng cắn khuyết và làm trụi lá dong riềng. Bọ nẹt hóa nhộng ở trong kén và nhộng phân bố trên thân lá và dưới mặt đất. Chúng qua đông ở pha nhộng, trung bình 127,3 ngày. Nuôi sâu non bọ nẹt tại nhiệt độ 25o

C-30oC, ẩm độ 75%, cả pha sâu non ăn hết 12,33 - 16,93 gam lá dong riềng, vòng đời bọ nẹt khá dài, tương ứng ở 25o

C và 30oC là 75,47 ngày và 64,21 ngày. Số lượng trứng đẻ của một trưởng thành cái là 25,67 quả tại nhiệt độ 25o

C và 27,57 quả tại nhiệt độ 30oC, tỷ lệ trứng nở đạt trên 95,00%.

3. Hàng năm tại Hưng Yên và Hà Nội bọ nẹt T. obliquistriga xuất hiện

khi dong riềng có 3 - 4 lá vào tháng 5 với mật độ thấp 0,32 con/lá và khi cây 9 - 12 lá vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 mật độ đạt đỉnh cao 4,84 con/lá, vào cuối tháng 10 mật độ giảm dưới 1,0 con/lá.

4. Xác định ruồi giả ong S. macer ký sinh ở giai đoạn sâu non - nhộng của bọ nẹt, tỷ lệ bọ nẹt bị ký sinh đạt tới 21,6% tại Hà Nội và 15,29% tại Hưng Yên.

5. Hiệu lực trừ bọ nẹt của 5 loại thuốc (Sherpa 25 EC, Ofatox 400 EC, Polytrin 440 EC, Reasgant 1,8 EC, Regent 800 WG) là cao. Trong nhà lưới sau 3 ngày phun, thuốc Regent 800 WG có hiệu lực cao nhất 75,56%, tiếp theo là Sherpa 25 EC (66,67%), Polytrin 440 EC (64,44%), Ofatox 400 EC (55,56%), thấp nhất là Regent 800 WG (47,32%) .Ngoài đồng ruộng sau 7

ngày phun thuốc Regent 800 WG có hiệu lực cao nhất (100%), sau đó là Sherpa 25 EC (97,33%), Polytrin 440 EC (92,76%) và Ofatox 400 EC (90,41%), thấp nhất là thuốc Regent 800 WG (87,32%).

6. Trong 4 mơ hình thực nghiệm, mơ hình 4 với các kỹ thuật áp dụng là vệ sinh đồng ruộng, trồng ngô xen và thời vụ sớm hơn so với dong riềng 2 tuần và Sử dụng thuốc Ofatox 400EC, nồng độ 0,1% lượng nước thuốc phun 600 lít/ha để trừ bọ nẹt, khi chúng có mật độ đạt 2 con/lá ở lứa 2 (giữa tháng 7), mật độ bọ nẹt thấp hơn hẳn so với đối chứng và tăng hiệu quả kinh tế 30,5% .

2. Đề nghị

1. Sử dụng các kết quả nghiên cứu đã đạt được của luận án làm tài liệu tham khảo cho công tác khuyến nông tại các điểm sản xuất dong riềng tập trung. 2. Tiếp tục nghiên cứu về các đặc điểm sinh học, sinh thái của lồi ruồi giả ong S. macer để có hướng sử dụng trong tương lai.

3. Tiếp tục thử nghiệm và sử dụng các giống dong riềng nhiễm nhẹ bọ nẹt T. obliquistriga, năng suất cao như các giống C6 và VC 21 trong sản xuất dong riềng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 152 - 154)