4 Reasgant 1.8 EC
2.4.4 Phương pháp xác định thiên địch trên dong riềng tại Hưng Yên, Hà Nộ
2.4.4.1 Xác định côn trùng bắt mồi đối với T. obliquistriga
Tiến hành thu thập côn trùng nghi ngờ là côn trùng ăn sâu non bọ nẹt
T.obliquistriga trên ruộng dong riềng đem về phịng thí nghiệm sau đó chuyển
chúng vào hộp nuôi sâu (hộp nhựa kích thước 9x12; 10x15; 12x17 cm), khơng có vật bắt mồi và khơng có lá dong riềng. Mỗi hộp đặt một cá thể và để chúng nhịn đói trong 12 tiếng đồng hồ, sau đó thả chúng vào hộp đựng mẫu có bọ nẹt sâu non tuổi 1 tuổi 2, quan sát 30 - 60 phút để xem sự tấn cơng vật mồi, hoặc có thể qua 1 ngày quan sát khả năng ăn vật mồi của vật bắt mồi.
* Thử khả năng bắt mồi của bọ đi kìm, nhện sói đối với sâu non bọ nẹt (T. obliquistriga): Nguồn bọ đi kìm, gồm hai lồi màu đen (Euborellia sp.)
và màu vàng (Chelisoches sp.) được nhân nuôi tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc, bọ đi kìm được cách ly, nhịn đói từ ngày hôm trước (12 giờ), được bảo quản trong hộp đĩa petri, sau đó sử dụng 10 - 15 bọ nẹt tuổi 1 để làm thức ăn cho bọ đi kìm. Đối với nhện sói ăn thịt (Trochosa sp.) cũng được thực hiện tương tự như trong thử khả năng bắt mồi của bọ đi kìm với bọ nẹt.
2.4.4.2 Phương pháp xác định cơn trùng kí sinh (KS) trên bọ nẹt T. obliquistriga
Tiến hành thu thập ngẫu nhiên 100 cá thể ở mỗi pha của bọ nẹt: Trứng, sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 6 và nhộng từ ngồi đồng ruộng dong riềng, sau đó chuyển chúng vào hộp ni sâu có lá dong riềng tươi (lá tươi được thay 1 ngày một lần) tiếp tục nuôi sâu non và bảo quản nhộng để bọ nẹt tiếp tục phát triển các pha tiếp theo.
Tìm kí sinh trên bọ nẹt: các pha của bọ nẹt được theo dõi, quan sát
hiển vi trong phịng thí nghiệm, để phát hiện ký sinh.
Ttrường hợp nội kí sinh của ruồi giả ong S. macer trên sâu non-nhộng bọ nẹt T. obliquistriga: Tiến hành thu thập, sâu non bọ nẹt các tuổi, nhộng từ
đồng ruộng dong riềng sau đó sâu non được ni đến hóa nhộng và đến vũ hóa; theo dõi phát hiện ký sinh trưởng thành vũ hóa từ vật chủ (sâu non và nhộng bọ nẹt).