Những nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 36 - 43)

11 Đông châ uÁ 02 Các loài: Miresa bracteata Butler và Hyphorma

1.3.2 Những nghiên cứu trong nước

Những nghiên cứu về sâu hại trên dong riềng ở trong nước còn rất hạn chế, mặc dù từ những năm 60 của thế kỷ trước, dong riềng đã được đề cập đến như một cây trồng quan trọng trong đời sống, chúng được sử dụng cho vùng khó khăn, chống đói lúc giáp hạt (Trương Văn Hộ, 1993a) [6]. Lý Ban (1963) [1] đã cho thấy dong riềng là cây có giá trị kinh tế, so sánh giá trị hơn cả trồng lúa, xét về khối lượng tinh bột tính trên đơn vị ha sản xuất, tinh bột dong riềng (8,1 tấn/ha) cao hơn tinh bột của lúa (2,1 tấn/ha), ngô (1,8 tấn/ha), khoai lang (1,2 tấn/ha), sắn 2,0 tấn/ha), dong riềng có tỷ lệ tinh bột khá cao (18%) và năng suất củ cao (45 - 65 tấn/ha) gấp 4,5 - 11,0 lần so với trong số các cây trồng trên.

Dong riềng được giới thiệu vào nước ta vào khoảng thời gian 1898, dong riềng thích nghi với nhiều vùng sinh thái ở Việt Nam, dong riềng là cây

dễ trồng và cho năng suất cao (Trương Văn Hộ và cs 1995) [9]. Trương Văn Hộ (1993a) [6] và Trương Văn Hộ (1993b) [7] trong quá trình nghiên cứu và phát triển dong riềng sản xuất đã ghi nhận có 7 lồi sâu hại trên dong riềng bao gồm: bọ nẹt, sâu xám, sâu khoang, bọ cánh cứng, sùng đất, sâu róm và châu chấu, trong đó tác giả đã nhấn mạnh bọ nẹt là sâu hại nguy hiểm có tuyến độc rất mạnh gây đau nhức và khó chịu khi bị tiếp xúc với chúng.

Như vậy cho đến nay chưa có đề tài khoa học cơng nghệ nào thực hiện điều tra, nghiên cứu về thành phần sâu và nhện hại nói chung và bọ nẹt hại dong riềng nói riêng ở Việt Nam. Mới chỉ có ghi nhận của Trương Văn Hộ (1993a) [6] về 7 loài sâu hại trên dong riềng được trình bày tại bảng 1.2.

Bảng 1.2. Thành phần sâu hại dong riềng, năm 1993

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận gây hại

1 Sâu khoang Spodoptera litura Fabricius Thân, Lá

2 Sâu xám Agrotis ypsilon Rott Thân, củ

3 Châu chấu Oxya sp.

4 Bọ nẹt Thosea sp.

5 Bọ cánh cứng Epitrix sp. Củ

6 Sùng đất Phyllophaga sp. Củ

7 Sâu róm Euproctis sp.

(Nguồn: Trương Văn Hộ, 1993a)

Những nghiên cứu về bọ nẹt: họ Limacodidae, bộ cánh vảy Lepidoptera

* Một số đặc điểm về hình thái và sinh học cơ bản của bọ nẹt. Hình thái

của trưởng thành bọ nẹt được mơ tả có kích thước thân mình ngắn, thơ có màu vàng, nâu, có pha trộn những đốm vân màu đen xám, vịi đã thối hóa, cánh rộng và ngắn, phủ đầy lơng vảy dày xốp, các mạch R1, R4, R5 của cánh trước cùng chung một đoạn mạch mới tách ra, các mạch Sc + R1 và Rs của cánh sau gập lại một đoạn ngắn khoảng giữa đường cánh (Nguyễn Viết Tùng, 2006a) [17].

vào phía trong ngực trước, cơ thể chia đốt khơng rõ, chân bụng thối hóa. Phía lưng có mọc nhiều gai lơng chia nhánh nối liền tuyến độc một số ít mình trơn hoặc có nhiều đốm vân xanh, đỏ rõ rệt. Sâu non phá hoại lá cây ăn quả, cây rừng và cây công nghiệp lâu năm. Một số loài thường gặp là bọ nẹt chuối (Panasa sp.), bọ nẹt hai vạch (Cania sp.) Hình thái lồi bọ nẹt (Panasa sp.) hại trên chuối, trưởng thành dài 23 - 25 mm, sải cánh rộng 50 - 52 mm, phần lưng các đốt bụng có 5 khoang đen, chân phủ nhiều lơng màu xám tro, khi đậu 2 chân trước quắp lại, 4 chân giữa và sau bám vào lá. Râu đầu sợi chỉ, mắt kép hình cầu, màu đen xám, vịi được bảo vệ bằng 2 chùm lông. Cánh trước màu vàng lóng lánh bởi lớp vảy bên ngồi, cánh sau màu vàng có lớp phấn phủ trên. Trứng bọ nẹt đẻ thành ổ mặt dưới lá, mỗi ổ có từ 15 - 30 quả, trứng dẹt mỏng có dạng vảy ốc xếp lên nhau hình mái ngói, dài 2,1 mm, rộng 2 mm, phía trên ổ trứng có phủ một lớp keo mỏng như parafin.

Sâu non màu xanh lá chuối, sâu non đẫy sức dài 35 - 36 mm, rộng 15 - 16 mm, mồn thụt vào chỉ thò ra khi ăn. Hai bên sườn kể từ đốt bụng cuối, ứng với mỗi đốt có 1 chấm màu xanh (6 chấm tương ứng). trên lưng cũng có 9 vệt xanh như vậy, cơ thể chia thành 11 đốt rất rõ, các đốt cuối bụng nhỏ và ngắn dần. Trên lưng, ứng với mỗi đốt có 2 chùm lơng, cơ thể có 4 hàng lơng bảo vệ chạy dọc theo chiều dài của thân, riêng hàng thứ 1 và thứ 4 có 10 chùm lơng. Chùm thứ 9 kể từ trên xuống có 2 chấm đen hình tam giác bao lấy phần trên của chùm lông, chùm lông này rất ngắn, các lơng của bọ nẹt nhỏ như kim, có tác dụng tiết chất độc để bảo vệ bọ nẹt khi gặp kẻ thù, sâu non di chuyển hết sức chậm, sâu non có chân nhưng khơng phát triển, phần bụng bọ nẹt mềm, ln tiết ra chất dính, giúp nó bám vững trên cây.

Nhộng được bao bọc trong một kén trịn trơng giống như hạt cau khơ, đường kính 10 - 11 mm, kén mới màu trắng đục rất mềm, sau chuyển màu đen sẫm và vỏ kén khô cứng lại bảo vệ nhộng qua Đông.

Về tập quán sinh sống và quy luật gây hại: Bọ nẹt qua đông ở giai đoạn nhộng. Nhộng ở dưới đất, xunh quanh gốc chuối, trên các tàn dư, sang xuân

(cuối tháng 3) bọ nẹt hóa trưởng thành, sau khi nở sâu non hoạt động mạnh và lớn rất nhanh, sức ăn mạnh dần theo tuổi, sâu non có 4 lần lột xác, mỗi lần lột xác sâu ngừng ăn để bị ra ngồi lá tiến hành lột xác, mỗi lần lột xác sâu non biến từ màu xanh sẫm trở thành xanh nhạt, sau khi lột xác xong, sâu non nằm yên 3 - 4 giờ mới tiến hành ăn bình thường và cơ thể lớn lên rõ rệt, càng tuổi lớn thời gian lột xác của sâu non càng ngắn lại; Thời gian từ khi trứng nở đến khi lột xác lần thứ nhất là 11 ngày, lần 2 là 9 ngày, lần thứ 3 là 8 ngày, lần thứ 4 là 7 ngày, sau lột xác lần thứ 4 sâu phân tán, sâu non ăn suốt ngày đêm nhưng trong phạm vi hẹp khoảng 2 tháng/năm; Khi sâu non đẫy sức, sâu non ngừng ăn, một phần cặn bã trong cơ thể được tiết ra làm kén. Khi làm kén, bọ nẹt có những chuyển động trịn nhả tơ nhả sáp tạo ra một cái kén dày, đầu tiên vỏ kén mềm trắng đục, sau chuyển thành màu nâu đen rồi cứng lại thành một cái vỏ vững chắc để bảo vệ nhộng qua đơng, khi vũ hóa vỏ kén nứt ra như một cái nắp, trưởng thành chui ra ngoài (Nguyễn Viết Tùng, 2006b) [18].

* Kết quả về điều tra bọ nẹt trên cây trồng từ năm 1967 đến nay.

Từ năm 1967 đến 1968, Viện bảo vệ thực vật đã thực hiện điều tra cơn trùng và bệnh cây ở các tỉnh phía bắc, kết quả điều tra đã phát hiện có 11 lồi bọ nẹt gây hại trên cây trồng như cam, chè, phi lao, mít, chuối, khoai lang và chúng có mặt ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, cụ thể các loài sau đây: Cania sp (tại Đay Cách, Hải Hưng), Indonauton apicate Walker gây hại trên mít tại

tỉnh Bắc Thái, Macroplectra sp. gây hại trên lúa tại tỉnh Nghệ An, Narosa sp. gây hại trên chè tại tỉnh Bắc Thái, Lạng Sơn, Nghĩa Lộ, Parasa bicolor Walker gây hại trên dâu, chè, phi lao tại các tỉnh Hà Tây (cũ) và Nam Hà, Parsa pseudorapanda Hering. Gây hại trên chè, cam tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây và

Lao Cai, Scopelodes anthela Swinhoe gây hại trên chuối tại Hà Nội, Scopelodes testacea Butber và Scopelodes sp. gây hại trên chuối tại tỉnh Hà Tây, Susia sp. gây hại được ghi nhận trên khoai lang, cây dại tại tỉnh Hà Giang và loài Thosea sinensis Walker hại trên chè (Viện bảo vệ thực vật, 1976) [19].

của Viện bảo vệ thực vật đã phát hiện được 8 loài bọ nẹt gây hại trên cây trồng đó là Altha adala Moore gây hại trên cà phê; Cania bilinea Walker gây hại trên chè; Chalcocelis albigutta Snellen gây hại trên chè, cà phê và dừa; Orthocraspeda trima Moore gây hại trên chè, cà phê; Parasa Pseudorapanda

Hering gây hại trên xoài, mận; Setora (Miresa) nitens Walker gây hại trên chè, cà phê, dưa; Thosea chinensis Walker gây hại trên chè, cà phê, chuối

(Viện bảo vệ thực vật, 1999) [20].

Kết quả điều tra về thành phần bọ nẹt ở Việt Nam của (Solovyev & Witt, 2009b) [61] cho thấy bọ nẹt được phân bố ở nhiều vùng sinh thái ở Việt Nam như Bắc Cạn, Hịa Bình, Lao Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Lâm Đồng, Kon tum, đặc biệt thu thập được nhiều loài bọ nẹt tại các vườn Quốc Gia: Cát Tiên, Tam Đảo, Pù Mát, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, kết quả điều tra thu thập được 153 loài thuộc 74 giống bọ nẹt và 54 lồi mới đã được mơ tả, số lượng lồi thuộc các giống của bọ nẹt như sau. Những giống có số lượng 01 lồi được phát hiện là 42 giống bao gồm: Cheromettia, Calauta, Pseudaltha, Althonarosa, Caelestomorpha, Vipaka, Demonarosa, Ceratonema, Euphlytinides, Nagodopsis, Atosia, Limacocera, Pseudocaissa, Hampsonella, Arabessa, Triplophleps, Spatulifimbria, Narosoideus, Morema, Parata, Barisania, Tanvia, Mahanta, Pretas, Birthamoides, Birthamula, Matsumurides, Birthama, Marambarona, Phlossa, Pseudonirmides, Mummu, Limacolasia, Squamosa, Iraga, Phixolepia, Trchogyia, Darna, Devaz, Fignya, Caniatta, Euphlyctina. Những giống có 02 loài được phát hiện là 13 giống bao gồm: Belppia, Altha, Quasinarosa, Rhamnosa, Sansarea, Phocoderma, Susia, Avatara, Pseudidonauta, Vanlangia, Orthcraspeda, Oxyplax và riêng giống

Narosa dược xác định gồm 2 lồi dạng hình màu xám và loại kia có dạng màu

vàng (Solovyev và Trần Thiếu Dư, 2011) [16]. Những giống có số lượng 03 lồi được phát hiện là 09 giống bao gồm: Tennya, Flavinarosa, Barabashka, Caissa, Chalcoscelides, Hyphorma, Setora, Iragoides, Nirmides. Những giống

lượng 05 loài được phát hiện là 02 giống gồm: Cania, Scopelodes. Những giống có số lượng 10 lồi được phát hiện là 02 giống bao gồm: Thosea, Miresa và giống có số lượng lồi được phát hiện nhiều nhất tại Việt Nam là giống

Parasa là 27 loài.

Loài Thosea obliquistriga Hering được phát hiện ở Việt Nam bởi

Holloway, J.D vào năm 1987 tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Đồng Nai, chúng gây hại trên các cây cau, chuối và cà phê (Holloway, 1987) [40] và (Solovyev& Witt, 2009) [60] phát hiện vào năm 1996 tại Yên Bái, vườn Quốc gia Pù Mát, nhiều địa phương tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Thời gian các đợt thu thập vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 và cuối tháng 9 đầu tháng 10 ở độ cao 50-352 mét so với mặt nước biển.

Các kết quả điều tra về sâu, bệnh hại của Viện Bảo vệ thực vật (1967 - 1968 và 1977 - 1978) và của Hollway (1987) và Solovyeb (2009) cho thấy ký chủ của bọ nẹt trên các cây họ cau, cà phê, cam và chuối nhưng chưa thấy phát hiện bọ nẹt hại trên dong riềng.

Nhận xét chung về sâu hại trên dong riềng ở nước ngoài và Việt Nam.

Những nghiên cứu về sâu hại trên dong riềng ở trong nước cũng như ở nước ngồi cịn rất hạn chế.

a) Sâu và nhện hại dong riềng được ghi nhận ở Mỹ thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới phổ biến là 7 lồi trong đó sâu cuốn lá có 2 lồi (sâu cuốn lá nhỏ

Geshna cannalis, sâu cuốn lá lớn Calpodes ethlius) sâu cuốn lá nhỏ là sâu hại

nguy hiểm trên dong riềng ở vùng đông nam nước Mỹ, bọ cánh cứng 2 loài (bọ cánh cứng châu Á loài Maladera castanea và bọ cánh cứng Nhật Bản loài

Popillia japonica), Rệp muội (Aphis sp.) gây hại nặng trên chồi dong riềng,

nhện đỏ (Tetranychus urticae) là sâu hại quan trọng trong nhà kính và bọ nẹt được ghi nhận gây hại trên dong riềng.

b) Sâu hại trên dong riềng ở Việt Nam được ghi nhận là 7 loài: sâu khoang (Spodoptera litura Fabrius), sâu xám (Agrotis ipsylon Rott), châu

chấu (Oxya sp.), bọ nẹt (Thosea sp.), bọ cánh cứng (Epitrix sp.), sùng đất (Phyllophaga sp.) và sâu róm (Euproctis sp.). Trong số sâu hại nói trên bọ nẹt với đặc điểm gây hại và tính độc của chúng khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, bọ nẹt sẽ trở thành sâu hại nguy hiểm trên dong riềng.

Như vậy qua những tài liệu thu thập được ở nước ngoài cho thấy những những cơng trình nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại trên dong riềng được công bố khá đầy đủ và chi tiết về đặc điểm gây hại, sinh thái học và biện pháp phòng trừ chúng trên dong riềng. Những nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy bọ nẹt là loài sâu hại ở vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới phân bố chủ yếu ở châu Á, chỉ có 3 lồi được phát hiện ở châu Âu trong tổng số trên 1.000 loài đã được phát hiện, nghiên cứu về phân loại học bọ nẹt cũng được nghiên cứu khá đầy đủ trong việc xếp bọ nẹt vào tổng họ Zygaenoidea, họ Limacodidae phân biệt rõ với họ Megalopygidae có nhiều đặc điểm giống với họ bọ nẹt Limacodidae. Qua tài liệu thu thập được cho thấy bọ nẹt là loài gây hại trên nhiều loại cây mà chủ yếu trên lồi cây lá có bề mặt trơn (cọ dừa, chuối, cà phê, chè, cacao, cam, xồi…), trong đó dong riềng là một trong lồi thuộc họ chuối được phát triển nhiều ở đông nam châu Á và Việt Nam.

Những nghiên cứu về bọ nẹt ở Việt Nam cho thấy bọ nẹt có số lượng loài rất phong phú gồm 153 loài thuộc 74 giống, gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng (cam, chè, phi lao, mít, chuối, khoai lang, cà phê, dừa…). Loài

Thosea obliquistriga Hering được phát hiện ở Việt Nam tại các tỉnh Vĩnh

Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Đồng Nai, chúng gây hại trên các cây cau, chuối và cà phê và có nhiều vào thời gian cuối tháng 5 đầu tháng 6 và cuối tháng 9 đầu tháng 10 trong năm, ở độ cao 50-352 mét so với mặt nước biển. Những kết quả phân tích trên có thể thấy rằng loài bọ nẹt T. obliquistriga phát triển mạnh trên dong riềng ở nước ta khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt ẩm độ, nguồn thức ăn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 36 - 43)