C và 30o, ẩm độ 75%
3.4.1 Biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ bọ nẹt
3.4.1.1 Đánh giá năng suất dong riềng ở các mức hại của bọ nẹt trong thí nghiệm
Sâu non bọ nẹt có thời gian gây hại kéo dài trên dong riềng (từ tháng 5 đến tháng 10), sức ăn lớn. Nếu sâu non bọ nẹt phát triển thành dịch, mức gây hại lớn, làm giảm năng suất và hiệu quả đầu tư trong sản xuất dong riềng. Do vậy sự cần thiết phải điều chỉnh diễn biến số lượng bọ nẹt trên đồng ruộng dong riềng hợp lý, làm cho mức gây hại chúng ít ảnh hưởng nhất đến năng suất và hiệu quả đầu tư trong sản xuất.
Thí nghiệm đánh giá về ảnh hưởng của các mức hại khác nhau của bọ nẹt đến năng suất dong riềng được tiến hành ở 6 mức hại của diện tích lá bị hại: 10 %; 20 %; 30 %; 50 %; 70% và 0 % (đối chứng).
Kết quả trình bày tại bảng 3.19 cho thấy khi dong riềng đạt 3 - 4 lá với mức gây hại 10 - 70%, năng suất ở mức hại 70% giảm so với đối chứng là 0,34 kg/khóm (11,63%).
Giai đoạn dong riềng đạt 5 - 6 lá cho thấy mức gây hại từ 10 - 30% diện tích tán lá, năng suất giảm từ 7,02 - 8,19% so với đối chứng, nhưng khi diện tích tán lá bị hại 50 - 70%, năng suất giảm đi đáng kể 14,62 - 17,54% (năng suất giảm 0,42-0,50 kg/khóm so với đối chứng).
Giai đoạn dong riềng đạt 7 - 8 lá, khi diện lá bị hại ở mức 10% năng suất dong riềng khơng bị giảm thậm chí tăng 5,81% và mức gây hại 20% năng suất tương đương so với đối chứng. Nhưng khi diện tích lá bị hại ở các mức 30; 50 và 70% năng suất giảm đi rõ rệt so với đối chứng tương ứng là 18,71; 28,39 và 40,0% (năng suất giảm từ 1,55 đến 2,1 kg/khóm).
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng các mức gây hại đến năng suất dong riềng cho thấy. Ở 3 giai đoạn sinh trưởng của dong riềng bị hại: Giai đoạn 3-4 lá; giai đoạn 5-6 lá và giai đoạn 7-8 lá cho thấy giai đoạn dong riềng đạt 7 - 8 lá/cây, ở mức hại từ 30 đến 70% diện tích tán lá năng suất giảm rõ rệt (từ 18,71 đến 40%).
Bảng 3.19 Năng suất dong riềng ở một số mức hại của bọ nẹt
T.obliquistriga, tại Thanh Trì, Hà Nội năm 2009
Mức hại (%) Giai đoạn sinh trưởng (lá/cây) Năng suất (kg/khóm) Giảm so với đối chứng (%) 0 (đối chứng) 3-4 2,87 ±0,07 - 5-6 2,85±0,09 - 7-8 2,58±0,25 - 10 3-4 2,82±0,12 1,74 5-6 2,65±0,05 7,02 7-8 2,73±0,04 5,81 20 3-4 2,80±0,10 2,33 5-6 2,65±0,06 7,02 7-8 2,58±0,04 0,00 30 3-4 2,78±0,20 2,91 5-6 2,62±0,03 8,19 7-8 2,10±0,05 18,71 50 3-4 2,68±0,06 6,40 5-6 2,43±0,03 14,62 7-8 1,85±0,08 28,39 70 3-4 2,53±0,02 11,63 5-6 2,35±0,03 17,54 7-8 1,55±0,03 40,00 LSD0,05 0,28 CV% 6,9
Từ kết quả nghiên cứu về năng suất của dong riềng ở các mức hại khác nhau do bọ nẹt hại cho thấy cần phải có những biện pháp phịng chống bọ nẹt, hạn chế sự gây hại ở mức 50 % - 70% diện tích tán lá ở giai đoạn sinh trưởng dong riềng 5 - 6 lá/cây và ở mức hại 30% - 70 % diện tích tán lá, ở giai đoạn sinh trưởng dong riềng 7 - 8 lá/cây.
3.4.1.2 Đánh giá năng suất dong riềng ở các mức hại của bọ nẹt trong sản xuất
Trong thực tế sản xuất bọ nẹt đã gây hại và làm giảm năng suất dong riềng, giảm hiệu quả đầu tư, việc đánh giá năng suất dong riềng ở các mức hại
khác nhau của bọ nẹt trong sản xuất, làm cơ sở cho việc quyết định tiến hành phòng trừ chúng, nhằm tránh những thiệt hại về năng suất cũng như tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất dong riềng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.20
Bảng 3.20. Năng suất dong riềng trong sản xuất ở một số mức hại của bọ nẹt T.obliquistriga tại Hưng Yên và Hà Nội năm 2009 - 2010
Năm Cấp hại
Hưng Yên Hà Nội
Hàm Tử, Khoái Châu
Tứ Dân, Khoái Châu
Sài Sơn, Quốc Oai Lĩnh Nam, Thanh Trì Năng suất (tấn/ha) Giảm so với Đ/C (%) Năng suất (tấn/ha) Giảm so với Đ/C (%) Năng suất (tấn/ha) Giảm so với Đ/C (%) Năng suất (tấn/ha) Giảm so với Đ/C (%) 2009 Cấp 0 62,2 0,0 70,2 0,0 74,8 0,0 60,8 0,0 Cấp 5 54,4 12,5 60,2 14,3 64,5 13,8 53,7 11,7 Cấp 7 46,8 24,7 50,4 28,2 57,8 22,7 44,7 26,5 Cấp 9 38,1 38,7 36,1 45,7 46,7 37,6 39,3 35,4 2010 Cấp 0 61,6 0,0 67,5 0,0 63,9 0,0 72,3 0,0 Cấp 5 52,7 14,5 58,8 13,3 55,7 12,8 64,6 10,7 Cấp 7 45,2 26,7 48,9 27,5 48,1 24,7 55,3 23,5 Cấp 9 36,8 40,2 38,7 42,7 42,4 33,6 45,3 37,4
Ghi chú: Năm 2009 dong riềng được trồng 15 - 25/1, thu hoạch 25/11 Năm 2010 dong riềng được trồng 5 - 10/2, thu hoạch 25/11
* Cấp hại 5 (diện tích lá bị hại 30%): Tại Hưng Yên năng suất dong
riềng bị giảm so với đối chứng từ 12,5 % - 14,3 % (năm 2009) và 13,3 - 14,5 % (năm 2010); Tại Hà Nội, năng suất dong riềng bị giảm so với đối chứng từ 11,7 % - 13,6 % (năm 2009) và 10,7 % - 12,8 % (năm 2010).
* Tại cấp hại 7 (diện tích lá bị hại 50 %): Tại Hưng Yên năng suất
dong riềng bị giảm so với đối chứng từ 24,7 % - 28,2 % (năm 2009) và 26,7 - 27,5 % (năm 2010); Tại Hà Nội, năng suất dong riềng bị giảm so với đối chứng từ 22,7 % - 26,5 % (năm 2009) và 23,5 % - 24,7 % (năm 2010).
* Tại cấp hại 9 (diện tích tán lá bị hại 70%): Tại Hưng Yên năng suất
% - 42,7 % (năm 2010); Tại Hà Nội, năng suất dong riềng bị giảm so với đối chứng từ 35,4 % - 37,6 % (năm 2009) và 33,6 %- 37,4 % (năm 2010).
Qua đánh giá năng suất của dong riềng ở các cấp hại 5, 7 và 9 của bọ nẹt T. obliquistriga ngoài sản xuất với cấp hại 7 và 9 làm giảm năng suất dong riềng đáng kể (24,7-37,4% ). Do vậy trong sản xuất cần phải khống chế mật độ bọ nẹt với cấp hại tối đa cấp hại 5 để đảm bảo sản xuất dong riềng đạt hiệu quả kinh tế, tại giai đoạn sinh trưởng của dong riềng 7 - 8 lá.
3.4.1.3 Biện pháp trồng xen dong riềng với một số cây ngắn ngày (ngô, đậu đỗ)
Xen canh cây trồng là biện pháp tốt nhất để đồng thời sử dụng tối ưu các điều kiện đất, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng trong đất, góp phần làm tăng tổng thu nhập cho nhà nông. Về phương diện bảo vệ thực vật, xen canh cây trồng thường làm giảm những thiệt hại do các loài dịch hại gây ra. Nhiều lồi dịch hại có tính chun hóa thức ăn, nghĩa là chúng chỉ có thể sử dụng những loại cây nhất định để làm thức ăn. Khi trên đồng có một loại cây được trồng với diện tích lớn liền nhau sẽ tạo nên nguồn thức ăn dồi dào thuận lợi cho sự phát sinh, lây lan của những dịch hại chuyên tính trên cây trồng đó…Trên đồng ruộng có nhiều loại cây trồng khác nhau, trồng xen canh sẽ tạo nên một nguồn thức ăn không thuận lợi cho những dịch hại chun tính khơng có khả năng tự phát tán đi xa. Xen canh cịn làm tăng tính đa dạng của khu hệ cơn trùng, nhện và vi sinh vật trong các sinh quần nơng nghiệp, tức là tăng tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp (Nguyễn Văn Đĩnh và cs, 2007b) [5].
Dong riềng có thời gian sinh trưởng 9 đến 10 tháng, vì vậy bố trí trồng xen dong riềng với cây trồng ngắn ngày (ngô và một số cây đậu đỗ) nhằm khai thác đất đai và các điều kiện khác để nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thêm thu nhập đối với sản xuất dong riềng.
Tại Hưng Yên và Hà Nội vùng trồng dong riềng, cây trồng xen với dong riềng nông dân sử dụng trồng xen là ngô, đậu tương, đậu xanh và một số ít là trồng xen với lạc. Trong đó ngơ, đậu tương, đậu xanh và lạc khơng phải
là ký chủ của bọ nẹt (kết quả thí nghiệm tại mục 3.2.2 của luận án). Như vậy trên đồng ruộng dong riềng trồng xen với ngô, đậu tương, đậu xanh và lạc, bọ nẹt trở thành sâu hại chun tính hại dong riềng.
Vì vậy, biện pháp canh tác trong sản xuất dong riềng trồng xen với ngô và một số cây đậu đỗ có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống bọ nẹt T. obliquistriga gây hại trên dong riềng.
3.4.1.4 Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng xen với một số cây ngắn ngày tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009
Năm 2009 thực hiện điều tra diễn biến mật độ bọ nẹt hại trên dong riềng trồng xen với ngô, đậu tương và đậu xanh tại Hưng Yên và Hà Nội, kết quả được trình bày tại các bảng 3.21 và 3.22.
* Tại Hưng Yên
Kết quả tại bảng 3.21 cho thấy mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng xen với ngô, đậu tương và đậu xanh so với mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng thuần cho thấy mật độ bọ nẹt trên diện tích dong riềng trồng xen có mật độ bọ nẹt thấp hơn so với trên dong riềng trồng thuần. Tại giai đoạn dong riềng 4 lá, mật độ bọ nẹt 0,16 con/lá (dong riềng trồng xen ngô), 0,12 con/lá (dong riềng trồng xen đậu tương), 0,08 con/lá (dong riềng trồng xen đậu xanh) và mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng thuần là 0,26 con/lá.
Mật độ bọ nẹt trên dong riềng tăng vào các tháng 7, 8 và 9, mật độ bọ nẹt cao nhất trên dong riềng trồng xen với ngô (cuối tháng 8) là 1,98 con/lá (giai đoạn dong riềng đạt 12 lá), trên dong riềng trồng xen đậu tương (đầu tháng 9) là 2,12 con/lá (giai đoạn kết thúc ra lá), trên dong riềng trồng xen đậu xanh (cuối tháng 8) là 2,00 con/lá (giai đoạn dong riềng đạt 12 lá), trong đó trên dong riềng trồng thuần (thời gian cuối tháng 8, đầu tháng 9) là 3,40 con/lá (giai đoạn dong riềng bắt đầu kết thúc ra lá). Đến giai đoạn chuẩn bị thu hoạch mật độ bọ nẹt trên dong riềng giảm nhiều (vào giai đoạn cuối tháng 10), mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng xen ngô 0,00 con/lá, xen đậu tương là 0,08 con/lá, xen
đậu xanh là 0,00 con/lá và trên dong riềng trồng thuần là 0,12 con/lá.
Bảng 3.21. Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng xen với một số cây ngắn ngày tại Khoái Châu- Hưng Yên, năm 2009
Giai đoạn sinh trưởng Ngày điều tra Mật độ TB (con/lá) Xen ngô Xen đậu tương Xen đậu xanh Trồng thuần (Đ/C) 4 lá 03/06 0,16±0,05 0,12±0,05 0,08±0,04 0,26±0,08 5 lá 13/06 0,14±0,05 0,22±0,07 0,14±0,05 0,30±0,10 6 lá 23/06 0,18±0,07 0,24±0,06 0,16±0,05 0,24±0,07 7 lá 03/07 0,30±0,10 0,32±0,07 0,20±0,06 0,32±0,10 8 lá 13/07 0,42±0,10 0,38±0,08 0,14±0,05 0,54±0,14 9 lá 23/07 0,94±0,22 1,22±0,21 0,74±0,16 1,98±0,16 10 lá 02/08 1,24±0,27 1,50±0,25 1,20±0,21 1,82±0,16 11 lá 12/08 1,36±0,26 1,96±0,33 1,94±0,33 1,06±0,16 12 lá 22/08 1,98±0,38 2,04±0,28 2,00±0,32 2,02±0,19 Kết thúc ra lá đến Thu Hoạch 01/09 1,68±0,36 2,12±0,31 1,28±0,20 3,40±0,12 11/09 0,38±0,09 1,16±0,23 1,18±0,23 2,22±0,10 21/09 0,08±0,04 0,70±0,15 0,02±0,02 1,16±0,03 01/10 0,06±0,03 0,64±0,14 0,06±0,03 1,10±0,04 11/10 0,04±0,03 0,24±0,08 0,06±0,03 0,10±0,05 21/10 0,00±0,00 0,08±0,04 0,00±0,00 0,12±0,05 * Tại Hà Nội
Kết quả điều tra diễn biến mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng xen và trồng thuần được trình bày tại bảng 3.22:
Giai đoạn sinh trưởng của dong riềng đạt 4 lá (vào đầu tháng 6), mật độ là 0,08 con/lá (dong riềng trồng xen ngô), 0,12 con/lá (dong riềng trồng xen đậu tương), 0,10 con/lá (dong riềng trồng xen lạc) và mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng thuần là 0,14 con/lá.
Mật độ bọ nẹt trên dong riềng tăng vào các tháng sau đó và đạt mật độ bọ nẹt cao nhất trên dong riềng trồng xen ngô (cuối tháng 8 đầu tháng 9) là 2,14 con/lá (giai đoạn dong riềng bắt đầu kết thúc ra lá), trên dong riềng trồng
xen đậu tương (đầu tháng 9) là 2,40 con/lá (giai đoạn kết thúc ra lá), trên dong riềng trồng xen lạc (giữa tháng 9) là 2,70 con/lá (giai đoạn dong riềng kết thúc ra lá), trong đó trên dong riềng trồng thuần (thời gian cuối tháng 8) là 3,38 con/lá (giai đoạn dong riềng 12 lá).
Bảng 3.22. Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng xen với một số cây ngắn ngày tại Quốc Oai-Hà Nội, năm 2009
Giai đoạn sinh trưởng
Ngày điều tra
Mật độ TB (con/lá) Xen ngô Xen đậu
tương Xen lạc Trồng thuần 4 lá 07/06 0,08±0,04 0,12±0,05 0,10±0,04 0,14±0,06 5 lá 17/06 0,14±0,05 0,16±0,05 0,10±0,04 0,16±0,09 6 lá 27/06 0,22±0,06 0,34±0,07 0,54±0,13 0,34±0,17 7 lá 07/07 0,46±0,10 0,68±0,13 0,56±0,11 0,68±0,14 8 lá 17/07 0,62±0,15 0,86±0,17 0,74±0,16 0,86±0,12 9 lá 27/07 1,08±0,17 1,10±0,23 1,22±0,22 2,06±0,14 10 lá 06/08 1,18±0,18 1,40±0,21 2,56±0,33 2,42±0,16 11 lá 16/08 1,98±0,27 2,16±0,28 2,46±0,28 3,00±0,22 12 lá 26/08 2,00±0,31 2,36±0,24 2,40±0,37 3,38±0,20 Kết thúc ra lá đến thu hoạch 05/09 2,14±0,31 2,40±0,28 2,67±0,30 2,16±0,24 15/09 1,12±0,16 1,22±0,19 2,70±0,22 1,08±0,21 25/09 0,86±0,20 1,16±0,18 1,86±0,23 0,40±0,12 05/10 0,60±0,11 1,02±0,16 1,28±0,23 0,62±0,11 15/10 0,52±0,12 0,84±0,17 1,04±0,22 0,92±0,13 25/10 0,34±0,09 0,54±0,13 0,20±0,07 0,36±0,09 Qua đó có thể thấy rằng sự biến động số lượng bọ nẹt bị ảnh hưởng của cây trồng xen, tuy nhiên trong quá trình diễn biến mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng xen, mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng xen với đậu tương, xen lạc vào những giai đoạn dong riềng 10 - 11 lá/ cây, mật độ bọ nẹt khá cao gần tương đương so với mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng thuần. (2,16 con/lá giai đoạn dong riềng 11 lá). Trên dong riềng trồng xen đậu tương, mật độ 2,56 con/lá, giai đoạn dong riềng 10 lá/cây và trên dong riềng trồng xen lạc,
cùng thời gian đó (dong riềng 10 - 11 lá/cây) mật độ trên dong riềng trồng thuần từ 2,42 - 3,00 con/lá.
3.4.1.5 Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng xen với một số cây ngắn ngày tại Hưng yên và Hà Nội, năm 2010
Năm 2010 thực hiện điều tra diễn biến mật độ bọ nẹt hại trên dong riềng trồng xen với ngô, đậu tương và đậu xanh tại Hưng Yên và Hà Nội, kết quả được trình bày tại các bảng 3.23, 3.24 và các hình 3.25, hình 3.26
* Tại Hưng Yên
Diễn biến mật độ bọ nẹt hại trên dong riềng trồng xen với ngô, đậu tương và đậu xanh Hưng Yên, năm 2010 được trình bày tại bảng 3.23.
Bảng 3.23. Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng xen với một số cây màu ngắn ngày tại Khoái Châu- Hưng Yên, năm 2010
Giai đoạn sinh trưởng Ngày điều tra Mật độ TB (con/lá) xen ngô Xen đậu
tương Xen đậu xanh Trồng thuần 4 lá 04/06 0,32±0,08 0,12±0,05 0,10±0,04 0,68±0,13 5 lá 14/06 0,22±0,06 0,14±0,05 0,12±0,05 0,78±0,12 6 lá 24/06 0,36±0,08 0,38±0,07 0,14±0,07 0,88±0,15 7 lá 04/07 0,04±0,03 0,06±0,03 0,36±0,10 0,88±0,13 8 lá 14/07 0,08±0,04 0,06±0,03 0,68±0,16 1,54±0,19 9 lá 24/07 0,10±0,04 0,08±0,06 1,00±0,22 2,98±0,21 10 lá 03/08 1,62±0,29 1,74±0,24 1,28±0,28 3,62±0,21 11 lá 13/08 2,18±0,31 2,98±0,34 2,34±0,29 4,26±0,23 12 lá 23/08 2,54±0,39 3,02±0,27 3,08±0,36 4,36±0,29 Kết thúc ra lá đến Thu hoạch 02/09 2,86±0,38 2,78±0,31 3,22±0,32 3,80±0,34 12/09 2,10±0,29 2,74±0,28 2,28±0,24 2,62±0,27 22/09 1,34±0,24 1,88±0,22 2,14±0,22 1,78±0,28 02/10 0,24±0,08 0,98±0,15 1,12±0,22 1,26±0,20 12/10 0,06±0,03 0,10±0,04 0,12±0,05 0,08±0,05 22/10 0,02±0,02 0,08±0,04 0,08±0,04 0,06±0,03
So sánh mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng xen với ngô với ngô, đậu tương năm 2010 cao hơn so với cùng thời gian năm 2009.
Giai đoạn sinh trưởng của dong riềng 4 lá (đầu tháng 6) mật độ là 0,32 con/lá (năm 2009 chỉ là 0,16 con/lá) (dong riềng trồng xen ngô), 0,12 con/lá (dong riềng trồng xen đậu tương), 0,10 con/lá (năm 2009 là 0,08 con/lá) (dong riềng trồng xen đậu xanh) và mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng thuần là 0,68 con/lá (trong đó năm 2009 là 0,26 con/lá).
Mật độ bọ nẹt trên dong riềng tăng trong vào tháng tiếp theo và đạt mật độ cao nhất trong năm khi dong riềng 12 lá và bắt đầu kết thúc ra lá (vào thời gian cuối tháng 8 đầu tháng 9). Bọ nẹt đạt mật độ cao nhất trên dong riềng trồng xen với ngô (đầu tháng 9) là 2,86 con/lá, trên dong riềng trồng xen đậu tương (cuối tháng 8) là 3,02 con/lá, trên dong riềng trồng xen đậu xanh (cuối tháng 8, đầu tháng 9) là 3,22 con/lá và trên dong riềng trồng thuần (thời gian cuối tháng 8, đầu tháng 9) là 4,36 con/lá
Hình 3.25. Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng
Đến giai đoạn chuẩn bị thu hoạch mật độ bọ nẹt trên dong riềng giảm nhiều (vào giai đoạn cuối tháng 10), mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng xen ngô 0,02 con/lá, xen đậu tương là 0,08 con/lá, xen đậu xanh là 0,08 con/lá và trên dong riềng trồng thuần là 0,06 con/lá.
* Tại Hà Nội
Diễn biến mật độ bọ nẹt trên dong riềng trồng xen với ngô, đậu tương, lạc và trên dong riềng trồng thuần tại Hà Nội (địa điểm điều tra tại Quốc Oai), năm 2010 được trình bày tại bảng 3.24.
Bảng 3.24. Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng