Mức độ phổ biến sâu và nhện hại dong riềng tại Hưng Yên, Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 64 - 67)

I DR1 DR2 C21 C22 C23 D49 VC C33 C18 C6 C 22C23C33C18VC DR2C6D49C21 DR

2 Rệp muội Aphis sp Aphididae Homoptera Lá 3 Sùng đất Phyllophaga sp Scarabaeidae Coleoptera Củ

3.1.2 Mức độ phổ biến sâu và nhện hại dong riềng tại Hưng Yên, Hà Nộ

Tại bảng 3.2 cho thấy mức độ phổ biến các loài sâu và nhện hại vào các giai đoạn sinh trưởng của dong riềng, có thể chia thành 3 nhóm hại như sau:

Một số loài tập trung gây hại dong riềng vào các tháng 4 đến tháng 5 (tương đương giai đoạn sinh trưởng của dong riềng 3 - 5 lá), bao gồm các loài như sâu khoang (Spodoptera sp.), sâu róm (Euproctis sp.), sâu sa (Agrius sp.). Trong số các sâu hại này cần quan tâm sâu khoang, đối tượng gây hại mạnh hơn các loài khác, với mật độ và sức ăn khá cao làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và hoàn thiện tán lá giai đoạn cây còn nhỏ.

Thời gian gây hại của sâu khoang không kéo dài, mật độ giảm nhanh vào cuối tháng 4 sang đầu tháng 5, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của dong riềng vào các giai đoạn tiếp theo, do vậy ít ảnh hưởng đến năng suất dong riềng.

Một số loài gây hại từ tháng 4 đến tháng 9 như Châu chấu mía (Hieroglyphus sp.), rệp muội (Aphis sp.), nhện đỏ son (Tetranychus

cinnabarinus Boisduval): Trong nhóm sâu hại này châu chấu mía với cơ thể

khá lớn, khả năng hoạt động mạnh, sức ăn lớn (ăn khuyết lá, cắn khuyết phần thân non gần ngọn dong riềng gây hiện tượng ngọn dong riềng bị gẫy, đổ), châu chấu mía gây hại nhiều nhất vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 7, nhưng chưa thấy phát triển thành dịch. Châu chấu mía sức ăn khỏe, xét về mặt cá thể có sức gây hại lớn, nhưng mật độ không cao, do vậy ảnh hưởng đến thiệt hại năng suất dong riềng là khơng lớn. Các đối tượng cịn lại của nhóm trên như sâu kèn (Amatissa sp.), rệp muội (Aphis sp.), nhện đỏ son (Tetranychus

cinnabarinus Boisduval), câu cấu xanh (Hypomeces squamosus Fabrius) gây hại trên dong riềng nhưng mức độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất dong riềng là không đáng kể, xảy ra ở mức độ phạm vi khóm hoặc ở diện tích nhỏ lẻ.

Trong thành phần sâu và nhện hại trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, bọ nẹt là đối tượng sâu hại quan trọng nhất, chúng xuất hiện vào cuối mùa xuân sang hè (tháng 3, 4), gây hại trên dong riềng từ tháng 4 đến tháng 11 (vào giai đoạn dong riềng 4 - 5 lá đến thu hoạch). Tại các vùng sản xuất chuyên canh dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, hàng năm nơng dân đã phải tiến hành phun thuốc hóa học 2 - 3 lần để phòng trừ bọ nẹt.

Phịng trừ bọ nẹt ngồi việc chống lại sự gây hại trực tiếp dong riềng trên đồng ruộng, một vấn đề khác nữa là tránh bọ nẹt tấn công trên người để tiến hành chăm sóc, vun xới cho dong riềng được kịp thời và thuận lợi.

Qua đánh giá mức độ phổ biến và tác hại của bọ nẹt trên dong riềng (bảng 3.2) cho thấy bọ nẹt T. obliquistriga là sâu hại quan trọng, đối tượng

Bảng 3.2. Mức độ phổ biến của sâu và nhện hại trên dong riềng, tại Hưng Yên và Hà Nội

TT Tên

Việt Nam Tên khoa học

Mức độ phổ biến và gây hại Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

1 Châu chấu mía Hieroglyphus sp. + + + ++ ++ + + - - -

2 Rệp muội Aphis sp. + + + + + ++ + + - -

3 Sùng đất. Phyllophaga sp. - - - - + + + + +

4 Câu cấu xanh Hypomeces squamosus Fabricius + + + + + + + + + +

5 Sâu khoang Spodoptera sp. + +++ +++ + + - - - - -

6 Sâu cuốn lá nhỏ Geshna sp. + + + + + + + + + -

7 Sâu kèn Amatissa sp. + + + + + ++ ++ ++ - -

8 Sâu róm Euproctis sp. + ++ ++ + - - - - - -

9 Bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering + + + ++ +++ +++ +++ ++ ++ +

10 Sâu sa Agrius sp. + + + + + + + - - -

11 Sâu đo xanh Anomis sp. + ++ ++ + + - - - - -

12 Nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Boisduval + + + + + ++ ++ + - -

(các tháng 1 và 2 dong riềng mới trồng chưa mọc)

Ghi chú: - : không phổ biến (không bắt gặp) ++ : Phổ biến (tỷ lệ lần bắt gặp 25% - 50%) + : ít phổ biến(tỷ lệ lần bắt gặp < 25%) +++ : phổ biến nhiều (tỷ lệ lần bắt gặp >50%) Mức gây hại: - : Không gây hại + : gây hại nhẹ ++: gây hại trung bình +++: gây hại nặng

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)