I DR1 DR2 C21 C22 C23 D49 VC C33 C18 C6 C 22C23C33C18VC DR2C6D49C21 DR
2 Rệp muội Aphis sp Aphididae Homoptera Lá 3 Sùng đất Phyllophaga sp Scarabaeidae Coleoptera Củ
3.1.3 Đặc điểm gây hại và tác hại của sâu, nhện hại trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nộ
Hưng Yên và Hà Nội
3.1.3.1 Châu chấu mía: Hieroglyphus sp. họ Acrididae, Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
Đặc điểm hình thái: Châu chấu mía có kích thước lớn, con cái chiều dài 62 -80 mm, con đực 44 - 55 cm, màu sắc đầu, cánh màu xanh, màu vàng nhạt, râu đầu hình sợi chỉ 22 - 28 đốt.
Đặc điểm gây hại (hình 3.1) và tác hại được trình bày tại bảng 3.2, Châu chấu mía có mặt trên đồng ruộng dong riềng từ
tháng 3 và sự gây hại mạnh nhất vào các tháng mùa hè (Tháng 5, 6) mật độ giảm vào các tháng 7 và 8. Châu chấu mía hoạt động bay nhiều, đặc biệt khi bị động, phản ứng bay rất nhanh và xa, hoạt động mạnh trong ngày vào buổi sáng từ 6 giờ đến 10 giờ và buổi chiều từ 17 - 18 giờ. Châu chấu mía gây hại trên nhiều loại cây trồng có mặt trên đồng ruộng ngồi dong riềng cịn gây hại trên ngơ, lạc, đậu tương. Sự gây hại của chúng là rất lớn, châu chấu mía trưởng thành ăn khuyết lá dong riềng, sức ăn rất khỏe, với mật độ 1 - 2 con/cây chúng có thể ăn chỉ để trơ lại cuống và gân lá trong thời gian ngắn.
Dong riềng vào giai đoạn sinh trưởng 4 - 6 lá, trưởng thành Châu chấu mía khơng những ăn khuyết lá, cắn đứt ngọn và làm ngọn dong riềng đổ gục xuống. Những cây dong riềng bị cắn đứt ngọn không thể tiếp tục ra lá thêm, do đó sẽ ảnh hưởng đến phát triển và năng suất dong riềng.
3.1.3.2 Rệp muội: Aphis sp. Họ Rệp muội Aphididae, Bộ cánh đều
(Homoptera). Kết quả điều tra cho thấy loài rệp gây hại trên dong riềng có màu xanh đậm (rệp khơng cánh), kích thước cơ thể dài 1,5 -1,7 mm và lồi
Hình 3.1. Châu chấu mía
màu xanh đen đậm có kích thước tương tự 1,6 - 1,7 mm (hình 3.2). Rệp xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10, mật độ cao nhất trong năm vào tháng 8, gây hại chủ yếu trên chồi non dong riềng (hình 3.2). vào tháng 11 và 12 khơng thấy rệp có trên dong riềng.
3.1.3.3 Sùng đất: Phyllophaga sp. Họ bọ hung: Scarabaeidae, bộ cánh cứng Coleoptera.
Sâu non màu trắng sữa, đầu và chân màu vàng, phía cuối bụng màu đen, hai bên sườn sâu non có lỗ thở được bố trí mỗi đốt có một lỗ thở, trừ 2 đốt cuối. chiều dài cơ thể sâu non dài 17 - 23 mm (hình 3.3).
Đặc điểm gây hại ở củ dưới mặt đất, sâu non gặm thịt củ, gây nên hiện tượng củ dong riềng bị đục khoét sâu vào bên
trong củ, nếu bị hại nặng và ruộng có nước củ dong riềng sẽ bị thối.
Sùng đất thường thường bắt gặp nhiều đối với đất khơ cằn và trên đất ít được luân canh giữa các cây trồng. Do vậy dong riềng là cây trồng hàng năm và nếu được bố trí trồng trên đất có điều kiện tưới tiêu thuận lợi sẽ hạn chế được sự tích tụ về số lượng và mơi trường không thuận lợi cho sùng đất phát triển.
3.1.3.4 Câu cấu xanh: Hypomeces squamosus Fabricius, Họ vòi voi
Curculionidae, Bộ cánh cứng Coleoptera
Câu cấu xanh: trưởng thành cánh và thân màu xanh vàng, hình bầu dục, chiều dài 12 - 14 mm, kiểu vịi nhai phát triển (hình 3.4). Đặc điểm sinh sống của trưởng thành ban ngày ẩn náu dưới tán dong riềng nơi ít ánh sáng, phát
Hình 3.2. Rệp muội gây hại chồi dong riềng
(Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2010)
Hình 3.3. Sâu non sùng đất
hiện trên dong riềng vào buổi sáng và buổi chiều, trưởng thành ít bay, bị chậm chạp và có đặc tính giả chết khi bị xua duổi, trong quá trình điều tra cho thấy câu cấu xanh xuất hiện khi dong riềng 3 - 4 lá (tháng 3 - 4) và bắt gặp đến thời gian thu hoạch dong riềng, mức gây hại của câu cấu xanh không cao. Trưởng thành gây hại bằng ăn khuyết lá dong riềng, với số lượng thấp câu cấu xanh
trên đồng ruộng dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội ít ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của dong riềng.
Câu cấu xanh xuất hiện liên tục trên đồng ruộng dong riềng, mật độ thấp, mức gây hại thấp, bắt gặp nhiều câu cấu xanh trên ruộng dong riềng khô hạn, không thuận lợi về nước tưới, những ruộng dong riềng có độ ẩm đảm bảo cho dong riềng sinh trưởng và phát triển ít bắt gặp câu cấu xanh. Do vậy, về phịng trừ câu cấu xanh, khơng nên để ruộng dong riềng bị khô hạn sẽ hạn chế được số lượng câu cấu.
3.1.3.5 Sâu khoang: Spodoptera sp. họ ngài đêm Noctuidae, bộ cánh vảy Lepidoptera.
Đặc điểm hình thái: Sâu non đẫy sức dài 39 - 50 mm, thân mình màu xanh đen, trên lưng có vạch màu vàng, bên sườn có hai vạch thành hàng dọc theo bên mình màu xanh đậm và vạch màu trắng trên mỗi đốt dọc theo vạch vệt lưng có vệt màu đen hình bán nguyệt, trong đó vệt ở đốt bụng thứ nhất và thứ 8 lớn hơn các vệt khác.
Sâu khoang gây hại dong riềng vào giai đoạn dong riềng cây còn non được 3 - 4 lá/ cây, sâu khoang là đối tượng gây hại quan trọng nhất ở giai đoạn đầu vụ của dong riềng, mật độ cao (tập trung 3 - 4 con/nõn dong riềng),
Hình 3.4. Câu cấu xanh
sức ăn khỏe, sâu non có đặc điểm giả chết khi bị đánh động, ban ngày chui vào nõn cây dong riềng tránh ánh sáng, gây hại phần nõn và phần đỉnh ngọn sinh trưởng tiếp giáp lá nõn, trời tối hoặc ngày râm mát trời, sâu non bị lên phía trên phiến lá để gây hại. Đặc điểm gây hại tuổi nhỏ ăn biểu bì lá, sống tập trung, tuổi lớn phân tán ăn khuyết lá chỉ để lại gân lá. Nhưng vào thời gian cuối tháng 5 sang đầu tháng 6 không thấy sâu khoang gây hại trên dong riềng.
Triệu chứng gây hại của sâu khoang trên lá nõn dong riềng, những lá mới phát triển từ lá nõn bị sâu khoang gây hại cho thấy trên bề mặt lá bị hại thường bị khuyết rất lớn ở phần gốc lá, hoặc lá ngọn bị khuyết mất chóp lá hoặc làm cho phiến lá bị thủng ở nhiều vị trí khác nhau, một số trường hợp sâu khoang gây hại ngay đỉnh sinh trưởng của mầm củ giống làm cho dong riềng khơng thể mọc được diện tích lá bị hại 50 - 70% ngay sau khi hình thành lá mới.
Như vậy tuy sâu khoang là loài đa thực, gây hại trên 290 loại cây trồng khác nhau trong đó có dong riềng, sức ăn khỏe, gây hại trên dong riềng trong thời gian ngắn chủ yếu vào giai đoạn dong riềng còn non. Do vậy, giai đoạn dong riềng mới trồng sâu hại quan trọng là sâu khoang, cần phải phịng trừ bằng thuốc hóa học phun vào chiều tối hoặc bắt bằng tay khi mật độ thấp và theo dõi liên tục đến khi mật độ sâu khoang trên đồng ruộng thấp, không gây hại dong riềng.
3.1.3.6 Sâu cuốn lá loại nhỏ: Geshna sp., họ Crambidae, bộ cánh vảy Lepidoptera
Là sâu cuốn lá nhỏ gây hại phổ biến trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, có thể tìm thấy sâu cuốn lá nhỏ ở ngồi đồng ruộng, nhưng phổ biến chúng gây hại dong riềng trồng trong vườn nhà.
Trưởng thành có chiều dài trung bình 10,5 - 10,7 mm, sải cánh 20,3 - 21,6 mm, màu sắc trưởng thành màu vàng nhạt. Sâu non cuốn lá nhỏ đẫy sức có kích thước chiều dài 9,3 - 9,5 mm, chiều rộng 0,78 - 0,80 mm, mình màu
xanh. Nhộng màu nâu đen, chiều dài 10,8 - 11,0 mm, chiều rộng 2,7 - 2,8mm Đặc điểm gây hại, sâu non cắn một phần nhỏ lá dong riềng sau đó nhả tơ để cuốn phần lá nhỏ đó làm tổ, kết quả điều tra cho thấy mỗi tổ có một sâu non. Sâu non gây hại ngay trong tổ, ăn phần thịt lá, quan sát thấy ban ngày sâu non hầu như khơng ra bên ngồi tổ, nhưng vào chiều tối sâu non chui ra bên ngồi di chuyển sang vị trí khác và tiến hành làm tổ mới, vào ban ngày nếu bị động nhiều sâu non chui ra khỏi tổ, nhả tơ bng mình treo lơ lửng trong khơng khí, gặp gió sẽ đưa sâu sang lá mới làm tổ và tiếp tục gây hại.
Qua điều tra cho thấy sâu cuốn lá xuất hiện trên đồng ruộng dong riềng trong thời gian dài, mật độ thấp, kích thước sâu nhỏ, sức ăn không lớn, do vậy không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dong riềng.
3.1.3.7 Sâu kèn: Loài Amatissa sp., họ ngài túi Psychidae, bộ cánh vảy
Lepidoptera.
Sâu kèn (hình 3.5) chủ yếu được phát hiện thấy trên dong riềng trồng trong vườn, ít khi phát hiện thấy ngồi đồng. Sâu non trú trong tổ, tổ được sâu non ghép từ các mẩu lá vụn dong riềng kết dính với nhau bởi tơ của sâu non, tổ được treo lơ lửng mặt dưới của lá dong riềng, sâu non có chiều dài 13 -15 mm, chiều rộng 2,5 - 3,0 mm, thân mình sâu non màu nâu xám, ban ngày sâu non nằm trong tổ, ban đêm sâu non bò ra khỏi tổ và ăn lá dong riềng.
Đặc điểm gây hại sâu non cắn thủng lá dong riềng thành vết thủng trên lá, kích thước vết thủng nhỏ đường kính 1,5 - 2,5 mm, nếu mật độ sâu nhiều trên bề mặt lá tạo thành nhiều lỗ thủng dày đặc, nếu nặng lá có thể dừng sinh trưởng và lá bị khơ. Sâu non có đặc
mình treo lơ lửng trên khơng và đó cũng là hình thức di chuyển sang vị trí mới nhờ gió.
Sâu kèn gây hại trong thời gian dài trên dong riềng từ tháng 3 đến tháng 9, gây hại nhiều vào các tháng 8, 9 và 10, tuy nhiên sự gây hại của sâu kèn qua 2 năm (2008 - 2009) mức gây hại không lớn, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất dong riềng.
3.1.3.8 Sâu róm Euproctis sp., họ Ngài độc
Lymantriidae, bộ Cánh vảy Lepidoptera. Qua điều tra trên đồng ruộng cho thấy
sâu róm hại dong riềng xuất hiện và gây hại vào giai doạn cuối mùa xuân sang hè (tháng 3 đến tháng 6), gây hại nhiều vào tháng 4 và tháng 5. Sâu róm non có màu nâu xám, kích thước sâu non đẫy sức chiều dài 16 - 19 mm, chiều rộng 4 - 5 mm, cơ thể gồm 9 đốt, 3 đốt
ngực nhỏ, mặt lưng sâu róm từ đốt thứ 3 đến đốt thứ 9, kể từ phần đầu có một sọc màu trắng .
Mỗi đốt trên sọc trắng có điểm chấm màu đỏ, mặt lưng và hai bên sườn có các u bướu màu đen, trên mỗi u có mọc chùm lông độc màu nâu xám. ở đường vạch trên lỗ thở và vạch phụ lưng của mỗi đốt đều có u bướu lồi to và đen.
Đặc điểm gây hại tuổi nhỏ sống tập trung sâu róm non ăn biểu bì lá dong riềng, diện tích lá bị sâu non gây hại để lại lớp biểu bì màu trắng thành từng đám (triệu chứng ăn tuổi nhỏ rất giống với triệu chứng gây hại của bọ nẹt), tuổi lớn bắt đầu di chuyển khỏi tổ và ăn khuyết lá, trong quá trình điều tra thấy nhiều lá dong riềng bị sâu róm ăn hết phần phiến lá và chỉ để lại gân lá. Sâu róm cũng có đặc điểm gây ngứa làm cản trở cho việc phòng trừ và điều kiện chăm sóc dong riềng trên đồng ruộng.
Hình 3.6. Sâu non bọ nẹt
T.obliquistriga
3.1.3.9 Bọ nẹt: Thosea obliquistriga Hering, họ bọ nẹt Eucleidae, bộ Cánh
vảy Lepidoptera.
Bọ nẹt T.obliquistriga được xác định là sâu hại chính trên dong riềng
tại Hưng Yên và Hà Nội. (Các đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái, quy luật phát sinh phát triển và biện pháp phòng chống chúng trên dong riềng sẽ được trình bày từ mục 3.2 đến 3.6 của luận án). Loài bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering lần đầu tiên được ghi nhận gây hại trên dong riềng ở Việt
Nam (hình 3.6).
3.1.3.10 Sâu sa: Agrius sp. họ ngài trời Sphingidae, bộ cánh vảy lepidoptera.
Đặc điểm hình thái, trưởng thành ngài to, màu nâu tro, thân dài 4,7 -5,0 cm, sải cánh từ 8 - 12 cm, sâu non có 5 tuổi, đẫy sức có kích thước lớn, tồn thân màu xanh, chiều dài thân 60 - 75 mm, thậm chí lớn hơn, trên lưng của các đốt phía cuối, là các u gai thịt trông giống như sừng, thân sâu non từ đốt bụng thứ 4 về phía sau có vân xiên rõ rệt, lỗ thở ở dưới vân xiên. Nhộng màu nâu đỏ, phía mút đầu có có vịi nhơ lên và cong xuống phía dưới.
Đặc điểm gây hại của sâu sa trên dong riềng: Điều tra vào buổi sáng thời gian từ 6 - 9 giờ, thường bắt gặp sâu sa gây hại ở phía trên mặt lá, sau đó sâu sa chuyển dần xuống mặt dưới lá khi mặt trời lên cao, cường độ chiếu sáng mạnh. Kết quả điều tra cho thấy sâu sa xuất hiện và gây hại trên dong riềng từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 6, sau đó khơng thấy sâu sa gây hại trên dong riềng vào các tháng còn lại. Qua 2 năm (2008-2009) điều tra sâu hại trên dong riềng cho thấy mật độ sâu sa trên đồng ruộng dong riềng là rất thấp.
3.1.3.11. Sâu đo xanh Anomis sp., họ ngài đêm Noctuidae, bộ cánh vảy
Lepidoptera.
Đặc điểm hình thái: Sâu non thân hình màu xanh vàng, sâu non có 12 đốt, đẫy sức dài 32-35 mm, chiều ngang 4-5 mm, mặt lưng màu xanh hơi tối, hai bên sườn màu xanh nhạt hơn, trên mình có nhiều đốm đen nhỏ, tuyến dưới
lỗ thở màu trắng, chân đốt ngực ngắn, chân đốt bụng thứ nhất khơng có, chân đốt bụng thứ 2 nhỏ và ngắn, có đơi chân bụng, những chân thuộc các đốt cịn lại rất phát triển, di chuyển bằng sử dụng chân giác bám và co gấp thân lại đẩy mình về phía trước (hình 3.7).
Đặc điểm gây hại của sâu đo trên dong riềng, sâu non mới nở nhả tơ rơi xuống sau đó phân tán nhờ gió, tuổi lớn di chuyển bằng chân. Sâu non tuổi nhỏ ăn thịt lá dong riềng để lại phần biểu bì, tạo ra lớp màng trắng trên lá chỗ bị hại, sâu tuổi lớn thường bám vào mặt dưới lá dong riềng, có biểu hiện trốn ánh sáng, ít di chuyển trừ trường hợp bị xua đuổi, tuổi lớn ăn
khuyết lá, gây hại lá nõn dong riềng. Quan sát thấy sâu đo và sâu khoang cùng sống tồn tại và cùng gây hại trên lá nõn dong riềng.
Sâu do xuất hiện vào giai đoạn khi dong riềng được 3 - 4 lá (tương đương tháng 3 đến tháng 4) và gây hại đến cuối tháng 5 đầu tháng 7. Từ tháng 8 đến thời gian thu hoạch dong riềng, mật độ sâu do trên dong riềng giảm nhiều và rất hiếm bắt gặp chúng xuất hiện trên dong riềng, sâu đo không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất dong riềng.
3.1.3.12 Nhện đỏ son: Tetranychus cinnabarinus Boisduval, Họ Tetranychidae,
Bộ ve bét Acarina
Đặc điểm gây hại của nhện đỏ trên dong riềng ở lá thứ 5 - 7 tính từ ngọn xuống, những lá có mật độ nhện cao 10 - 15 con/lá để lại triệu chứng lá bị cứng lại, màu sắc lá hơi bị xám lại, mặt dưới lá dong riềng bóng lên, nhìn kỹ sẽ thấy nhện đỏ đang gây hại. Nếu mật độ nhện cao, gây hại nặng, lá dong riềng phát triển khơng bình thường, phiến lá nhỏ lại và biến dạng, lá sẽ bị khơ.
Cơ thể hình nhện đỏ trịn, kích thước rất nhỏ, nhìn rõ dưới kính lúp cầm
Hình 3.7. Sâu đo
tay, khả năng di chuyển nhanh, gây hại bằng cách chích hút dịch lá dong riềng. Chúng được phát hiện gây hại trên dong riềng vào giai đoạn tháng 3 đến tháng 10, mật độ rất thấp. Mật độ thấp vào tháng 6 và tháng 7, sang tháng 8 đến tháng 9 mật độ nhện đỏ tăng lên và tiếp tục gây hại dong riềng. Nhện đỏ gây hại trên dong riềng ở diện tích hẹp, thành những ổ dịch nhỏ khơng đáng kể. Ít ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dong riềng.
Qua nghiên cứu về đặc điểm và tác hại của 12 loài sâu hại trên dong riềng, cho thấy có 3 loại sâu gây hại, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dong riềng đó là châu chấu, sâu khoang và bọ nẹt, trong đó