Diễn biến mật độ bọ nẹt T.obliquistriga và chỉ số hại trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 101 - 106)

C và 30o, ẩm độ 75%

3.3.5 Diễn biến mật độ bọ nẹt T.obliquistriga và chỉ số hại trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm

tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010

Năm 2010, diễn biến mật độ và chỉ số hại (CSH) của bọ nẹt hại trên giống dong riềng đỏ ở 3 địa điểm điều tra là Khoái Châu (Hưng Yên), Thanh Trì và Quốc Oai (Hà Nội). Kết quả điều tra được trình bày tại bảng 3.14.

Bảng 3.14. Mật độ bọ nẹt T.obliquistriga trên Dong riềng tại các địa điểm của Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010

Giai đoạn

sinh trưởng

Hưng Yên Hà Nội

Ngày điều tra Khoái Châu Ngày điều tra

Thanh Trì Quốc Oai

Mật độ TB (con/lá) Chỉ số hại (%) Mật độ TB (con/lá) Chỉ số hại (%) Mật độ TB (con/lá) Chỉ số hại (%) 3 lá 15/05 0,06±0,03 0,78 19/05 0,07±0,05 1,56 0,22±0,10 4,00 4 lá 25/05 0,36±0,09 4,45 29/05 0,45±0,06 1,89 0,16±0,04 1,00 5 lá 04/06 0,68±0,13 7,22 08/06 0,51±0,06 1,34 0,18±0,06 2,22 6 lá 14/06 0,78±0,12 9,00 18/06 0,78±0,04 0,89 0,26±0,07 2,00 7 lá 24/6 0,88±0,15 8,11 28/06 0,88±0,05 1,11 0,34±0,09 3,89 8 lá 04/07 0,88±0,13 9,67 08/07 0,87±0,05 1,34 0,68±0,13 8,00 9 lá 14/07 1,54±0,19 19,00 18/07 0,91±0,06 2,67 1,86±0,16 12,00 10 lá 24/07 2,98±0,21 23,67 28/07 1,20±0,09 2,22 2,06±0,23 19,89 11 lá 03/08 3,62±0,21 22,56 07/08 2,06±0,30 13,34 2,42±0,20 23,22 12 lá 13/08 4,26±0,23 22,00 17/08 3,52±0,31 13,11 3,00±0,15 26,67 Kết thúc ra lá đến thu hoạch 23/08 4,36±0,29 24,67 27/08 3,84±0,31 15,11 4,84±0,19 28,45 02/09 3,80±0,34 20,45 06/09 4,10±0,35 17,11 3,96±0,30 14,67 12/09 2,62±0,27 15,00 16/09 3,86±0,20 15,34 3,28±0,21 13,22 22/09 1,78±0,28 16,00 26/09 3,50±0,11 14,34 2,60±0,14 11,89 02/10 1,26±0,20 10,22 06/10 2,40±,10 12,78 1,62±0,14 9,56 12/10 0,08±0,05 0,34 16/10 1,74±0,08 1,78 1,22±0,20 7,00 22/10 0,06±0,03 0,56 26/10 0,78±0,03 0,56 0,36±0,13 2,34 Tại giai đoạn sinh trưởng của dong riềng đạt 3 lá (thời gian giữa tháng 5) mật độ bọ nẹt là rất thấp. tại Khoái Châu, Hưng Yên là 0,06 con/lá, CSH 0,78 % (ngày 15/05), tại Thanh Trì, Hà Nội là 0,07 con/lá, CSH 1,56 % (ngày

19/05) và tại Quốc Oai, Hà Nội là 0,22 con/lá, CSH 4,0 % (ngày 19/05).

Mật độ bọ nẹt tại giai đoạn sinh trưởng của dong riềng 8 - 9 lá, cho thấy có sự tăng lên so với giai đoạn dong riềng 3 lá. tại Khoái Châu, Hưng Yên là 0,88 con/lá, CSH 8,11 % (ngày 24/6), tại Thanh Trì, Hà Nội là 0,91 con/lá, và CSH 2,67 % (ngày 18/7/2010), tại Quốc Oai, Hà Nội là 0,68 con/lá, CSH là 8,0 % (ngày 04/07).

Giai đoạn sinh trưởng của dong riềng từ 9 lá đến 12 lá (tương đương vào thời gian gần giữa tháng 8), có mật độ bọ nẹt cao nhất trong năm, tại Khoái Châu, Hưng Yên là 4,36 con/lá, CSH 24,67 % (ngày 23/08), tại Thanh Trì, Hà Nội là 4,1 con/lá, CSH 17,1 % (ngày 06/09) và tại Quốc Oai, Hà Nội là 4,84 con/lá, CSH 28,45 % (ngày 27/08), sau đó mật độ bọ nẹt giảm vào giai đoạn cuối vụ đến thu hoạch.

Giai đoạn dong riềng chuẩn bị thu hoạch, mật độ bọ nẹt tại Khoái Châu, Hưng Yên chỉ còn là 0,06 con/lá, CSH 0,56 % (ngày 22/10), tại Thanh Trì, Hà Nội là 0,78 con/lá, CSH 0,56 % (ngày 26/10) và tại Quốc Oai, Hà Nội là 0,36 con/lá, CSH 2,34 % (ngày 26/10).

Diễn biến mật độ bọ nẹt tại Hưng Yên và Hà Nội qua các năm 2008, 2009 và 2010, được trình bày tổng hợp qua hình 3.21và hình 3.22.

Diễn biến mật độ của bọ nẹt hại trên dong riềng tại các địa điểm điều tra trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, thấy rằng giai đoạn dong riềng 3-4 lá bọ nẹt bắt đầu xuất hiện, mật độ tăng giai đoạn 6-9 lá (vào các tháng 6,7) và trong năm bọ nẹt có một đỉnh mật độ cao nhất khi dong riềng đạt 11-12 lá (vào giữa tháng 8 đến cuối tháng 9) sau đó mật độ bọ nẹt giảm từ cuối tháng 9 đến 11(giai đoạn thu hoạch dong riềng).

* Ảnh hưởng của nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm khơng khí đến mật độ bọ nẹt trên dong riềng qua các năm 2008-2010

Xét về yếu tố nhiệt độ trong các năm 2008, 2009 và 2010 cho thấy giữa các năm, nhiệt độ trung bình năm 2008 là 23oC, năm 2009 là 24oC và năm 2010 là 24oC, nhiệt độ trung bình tháng giữa các năm chênh lệch khoảng 1o

nhưng nhiệt độ tháng 1 và tháng 2 cho thấy năm 2008 (15,2 và 13,8oC) thấp hơn so với năm 2009 (16,0 và 22,5o

C) và 2010 (18,1 và 20,9oC), sau đó từ tháng 3 đến tháng 12 nhiệt độ các tháng của các năm (2008-2010) không khác nhau nhiều, về yếu tố ẩm độ các năm 2008, 2009 và 2010 tương đối như nhau, năm 2008 từ 72 - 84%, năm 2009 từ 66- 84% và năm 2010 từ 71- 85%. Về yếu tố lượng mưa cho thấy sự khác nhau rõ nhất, lượng mưa trung bình năm 2008 là 189,0 mm, năm 2009 là 134,4 mm và năm 2010 là 103,0 mm.

Tại thời điểm có mật độ bọ nẹt trên dong riềng cao nhất năm 2008 là: 4,34 con/lá (Khoái Châu, Hưng Yên vào 23 tháng 9), 4,08 con/lá (Thanh Trì, Hà Nội vào 3 tháng 9), năm 2009 là: 2,06 con/lá (tại Khoái Châu, Hưng Yên vào 12 tháng 8), 2,84 con/lá (Thanh Trì, Hà Nội vào 22 tháng 8) và 3,84 con/lá (Quốc Oai, Hà Nội vào 22 tháng 8), năm 2010 là: 4,36 con/lá (Khoái Châu, Hưng Yên23 tháng 8), 4,10 con/lá (Thanh Trì, Hà Nội vào 2 tháng 9) và 4,84 con/lá (Quốc Oai, Hà Nội 23 tháng 8). Như vậy Mật độ bọ nẹt trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, qua các năm 2008, 2009 và 2010 cho thấy năm 2009 có mật độ thấp hơn so với năm 2008, 2010 và cao nhất là năm 2010.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy mật độ bọ nẹt trên dong riềng qua các năm 2008-2010 một phần có thể ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu (nhiệt, ẩm độ, lượng mưa), nhưng sự khác nhau về diễn biến mật độ của bọ nẹt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong q trình canh tác và phịng trừ bọ nẹt trong sản xuất của từng địa phương cũng như nguồn bọ nẹt tồn tại trên đồng ruộng ban đầu.

Diễn biến mật độ của bọ nẹt trên dong riềng như trình bày trên qua các năm 2008, 2009 và 2010, chúng bị ảnh hưởng một số yếu tố như hiện tượng qua đông, số lượng trứng đẻ không lớn (dưới 30 quả/trưởng thành cái), thời gian thực hiện một vòng đời dài (từ 68,28 - 80,42 ngày), số lứa trong năm thấp (số lứa lý thuyết trung bình 4,3 lứa/năm).

tại Hưng Yên và Hà Nội, có thể cho thấy rằng việc điều tra phát hiện lứa bọ nẹt đầu tiên trong năm sẽ dự báo được thời gian bọ nẹt có mật độ cao nhất trong năm. Bọ nẹt có khoảng 4 lứa trong năm và có mật độ cao nhất trong năm vào thời gian vào lứa thứ 3, như vậy việc tiến hành phòng trừ bọ nẹt khi xuất hiện lứa 2 là đạt hiệu quả cao, sẽ hạn chế được sự bùng phát dịch hại bọ nẹt trong năm trên dong riềng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 101 - 106)