C và 30o, ẩm độ 75%
3.5 xuất quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt trên dong riềng
Trên cơ sở các kết quả đạt được về nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái học (tuổi sâu non, vịng đời, sức ăn của sâu non, tính lựa chọn thức ăn, đặc điểm tồn tại và qua đông của nhộng bọ nẹt), các nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ nẹt và từ kết quả xây dựng các mơ hình theo hướng quản lý bọ nẹt tổng hợp (IPM) trên dong riềng làm cơ sở khoa học đề xuất quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng bao gồm những biện pháp được áp dụng như sau:
+ Vệ sinh đồng ruộng + Kỹ thuật canh tác
+ Sử dụng giống chống chịu + Sử dụng thuốc hóa học
1) Biện pháp vệ sinh đồng ruộng: Ngay sau khi dong riềng được thu hoạch tiến hành thu gom thân lá, gốc dong riềng, không để lại tàn dư trên đồng ruộng (thân lá có thể dùng làm phân xanh, phân chuồng) hoặc tiêu hủy bằng cách đốt thân lá ngay trên đồng ruộng có tác dụng loại bỏ nhộng qua đông của vụ trồng trước.
2) Biện pháp kỹ thuật canh tác:
+ Làm đất: Sau khi thu hoạch dong riềng 1 - 2 tuần, đất khô ráo tiến hành cày, bừa làm cho đất tơi xốp, dọn sạch cỏ dại để chuẩn bị đất cho vụ
trồng tiếp theo, cày bừa kỹ cho nhộng qua đông của bọ nẹt nổi lên trên mặt đất và khi lên luống, vun xới phát thấy nhộng bọ nẹt trên mặt luống nhộng được thu lại và mang hủy ngay. Nếu trên đồng ruộng có nhiều nhộng bọ nẹt sau thu hoạch dong riềng, nên tháo nước ngập ruộng sau đó tiến hành bừa kỹ làm cho nhộng bọ nẹt nổi lên mặt nước và nhộng bọ nẹt được thu lại và tiêu hủy ngay.
- Lựa chọn và điều chỉnh thời vụ cây trồng xen với dong riềng: nên lựa chọn ngô trồng xen với dong riềng, thời vụ trồng ngơ bố trí sớm 15 - 20 ngày so với thời vụ trồng dong riềng. (nếu địa phương khơng có tập qn trồng xen ngơ với dong riềng có thể bố trí cây trồng xen là đậu tương hoặc đậu xanh), nên trồng xen một hàng ngô, một hàng dong riềng. Dong riềng và ngô trồng xen nên điều chỉnh mật độ thưa hơn so với trồng thuần (mật độ dong riềng 32.000 - 35.000 khóm/ha)
- Tỉa thân, lá già dong riềng: Vùng sản xuất dong riềng hàng hóa cần năng suất và chất lượng cho nguyên liệu chế biến, tỷ lệ củ to cao nên cần tỉa bớt chỉ để 5 - 7 thân/khóm và thu, tỉa các lá gốc, lá già vừa có tác dụng dong riềng sinh trưởng phát triển khỏe, vừa thu nhộng ở những lá già. Thân lá và các lá gốc, lá già, lá bệnh vừa tỉa phải tiêu hủy ngay sau đó.
3) Biện pháp sử dụng giống dong riềng chống chịu với bọ nẹt
T. obliquistriga.
Tuyển chọn những giống nhiễm nhẹ với bọ nẹt T. obliquistriga có những đặc điểm nơng học như hai giống dong riềng C6 và VC21 thân cây cứng, góc lá hẹp so với thân, diện tích lá nhỏ dày và cứng hơn các giống dong riềng đỏ và dong riềng xanh địa phương, nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng cao.
4) Biện pháp phòng trừ bọ nẹt trên dong riềng bằng thuốc hóa học. Lựa chọn thuốc hóa học và thời điểm phịng trừ bọ nẹt đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế ảnh hưởng đến thiên địch của bọ nẹt (ruồi giả ong S. macer ký sinh trên
sâu non - nhộng bọ nẹt T. obliquistriga). Trước khi quyết định sử dụng biện
pháp hóa học cần phải cân nhắc, chỉ phun thuốc khi mật độ bọ nẹt làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và làm thiệt hại về năng suất dong riềng. Sử dụng thuốc Ofatox 400EC, liều lượng 1,25 lít/ha, lượng nước thuốc 600 lít, phun vào giai đoạn trên đồng ruộng xuất hiện lứa 2 trên đồng ruộng (vào khoảng tháng 7), sẽ khống chế được mật độ cao bọ nẹt vào cuối tháng 8 sang đầu tháng 9.