Nghiên cứu sinh thái học cơ bản của bọ nẹt T.obliquistriga

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 52 - 54)

4 Reasgant 1.8 EC

2.4.3 Nghiên cứu sinh thái học cơ bản của bọ nẹt T.obliquistriga

2.4.3.1 Phương pháp xác định thời gian qua đông của nhộng bọ nẹt

Bọ nẹt có đặc điểm qua đơng bằng pha nhộng, phương pháp xác định thời gian qua đông của nhộng bọ nẹt được tiến hành như sau. Thu sâu non bọ nẹt T. obliquistriga ở các tuổi (từ tuổi 2 tuổi 6) ngoài ruộng dong riềng vào thời gian cuối tháng 11/2009, sâu non bọ nẹt các đợt thu được nuôi, mỗi đợt trong cùng hộp ni sâu (có nhãn ghi lại thời gian thu thập). Các nhộng của bọ nẹt cùng ngày hóa nhộng, của mỗi đợt thu được bảo quản cùng một hộp

nuôi sâu (có nhãn ghi lại ngày hóa nhộng). Các hộp lưu giữ nhộng qua đông được đặt trong nhà lưới bán tự nhiên 50 m3

để theo dõi và ghi lại ngày vũ hóa trưởng thành của từng hộp. Số lượng mẫu thí nghiệm n ≥ 30.

2.4.3.2 Phương pháp nghiên cứu sự phân bố sâu non bọ nẹt trên các lá dong riềng

Thực hiện điều tra mật độ sâu non bọ nẹt các tuổi trên các lá dong riềng từ lá 1 đến lá thứ 5 (lá 1 là ngọn thứ nhất của cây dong riềng), phương pháp điều tra lấy mẫu tương tự như điều tra diễn biến mật độ bọ nẹt trên dong riềng. Ghi lại mật độ sâu non các tuổi trên các lá từ lá 1 đến lá 5.

Chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá sự phân bố sâu non bọ nẹt trên các lá dong riềng.

2.4.3.3 Phương pháp điều tra diễn biến mật độ của bọ nẹt T. obliquistriga trên đồng ruộng dong riềng ở Hưng yên và Hà Nội

Điều tra diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga, theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 224-2003 về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng, của Bộ nông Nông Nghiệp và PTNT (2003) [2].

- Chọn 5 điểm đại diện cho một địa điểm nghiên cứu (theo điểm chéo góc), mỗi điểm đại diện chọn 10 khóm, mỗi khóm chọn 1 cây, mỗi cây điều tra trực tiếp ở lá thứ 4 kể từ trên xuống. Điều tra theo tuyến và điểm cố định (n = 50).

Cấp hại Tỷ lệ diện tích lá bị hại (%)

0 Không bị hại 1 0,1 - 10 3 10,1 - 20 5 20,1 - 30 7 30,1 - 50 9 > 50,1

- Sâu non bọ nẹt điều tra được đếm trực tiếp trên lá dong riềng ngay trên đồng ruộng, mật độ được tính cho số lượng bọ nẹt tổng số

- Thời gian điều tra theo giai đoạn sinh trưởng của dong riềng, định kỳ 10 ngày/lần.

Chỉ tiêu theo dõi: Diễn biến mật độ (con/lá) và chỉ số hại của bọ nẹt gây hại trên diện lá dong riềng. Cấp hại theo tỷ lệ (%) diện tích lá bị hại như sau.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)