Vai trò của các cơ quan quản lý chứng khoán

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (Trang 45 - 46)

III. Bài học kinh nghiệm

3.1Vai trò của các cơ quan quản lý chứng khoán

3. Bài học về quản lý tài chính chứng khoán để ổn định môi trờng, thu hút và

3.1Vai trò của các cơ quan quản lý chứng khoán

Có một điểm mà các chuyên gia đều nhất trí là các cơ chế quản lý truyền thống luôn không theo kịp phạm vi và bản chất thực sự của hoạt động tài chính. Sự phân biệt giữa các định chế ngày càng mờ nhạt, hệ thống tài chính quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và mối liên kết giữa các thị trờng khác nhau ngày càng chặt chẽ. Vì vậy, khi thị trờng tài chính nói chung có những biến đổi mạnh

Chơng 2 Bài học kinh nghiệm mang tính quốc tế - 35

mẽ, môi trờng quản lý chứng khoán phải đợc đổi mới cho phù hợp với tình hình. Các nhà quản lý chứng khoán luôn phải cân nhắc khung quản lý họ hoạt động có đủ khả năng và cơ chế phù hợp với các tập hợp mục tiêu rộng hơn và phức tạp hơn hay không. Cụ thể nh sau:

Thứ nhất, trong đánh giá và quản lý các rủi ro thị trờng, các cơ quan phải đối phó với nhiều yếu tố có thể tác động tới hiệu quả hoạt động và thông tin của thị trờng. Để thực hiện tốt chức năng của mình, các nhà quản lý phải đánh giá đợc bản chất các hoạt động xảy ra trên thị trờng khác với môi trờng quản lý truyền thống. Điều này giúp cho TTCK phản ứng kịp thời với những tác động tiêu cực mang tính dây chuyền từ thị trờng tài chính quốc tế.

Thứ hai, tất cả các cơ quan quản lý liên quan phải ý thức đợc lý do và nguồn gốc của các rủi ro có tính hệ thống trên thị truờng tài chính và phải hợp tác với nhau để bảo đảm an toàn cho thị trờng.

Thứ ba, các thị trờng mới nổi phải vừa xây dựng thị trờng trong nớc vừa phải cạnh tranh quốc tế trong việc thu hút vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính. Các thị trờng này không thể có nhiều tiến triển ngay một lúc. Mặt khác, cái giá phải trả cho sự phát triển vội vàng có thể rất đắt, đôi khi dẫn tới sự sụp đổ của cả một nền tài chính. Do đó, các nhà quản lý vừa phải giám sát và tạo điều kiện cho ngành chứng khoán theo kịp xu hớng quốc tế, đồng thời xây dựng khuôn khổ chính sách về TTCK của nớc mình nhằm đảm bảo một sự phát triển lành mạnh và bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (Trang 45 - 46)