Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho các khái niệm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng u40 50 tại tphcm trên các sàn thương mại điện tử trong thời kỳ covid 19 luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 49 - 54)

Tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đã gửi đi 300 bảng khảo sát và thu về được 262 bảng trong đó có 30 bảng không hợp lệ và còn lại 232 bảng câu hỏi hợp lệ. Khi đó số lượng mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 232.

Bảng 4.1 Tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu

Biến Thuộc tính Số lượng Tỷ lệ %

Giới tính Nam Nữ 142 90 38.8 61.2 Tổng 232 100.0 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 37 15.9 Từ 25 đến 35 137 59.1 trên 35 đến 45 37 15.9 Trên 45 tuổi 21 9.1 Tổng 232 100.0 Trình độ Trên Đại học 18 7.8 Cao đẳng – Đại học 97 41.8 Khác 117 50.4 Tổng 232 100.0 Ngành nghề

Kinh doanh và quản lý 47 20.3

Kỹ thuật, Công nghệ thông tin 31 13.4

Công chức, viên chức 39 16.8

Khoa học Tự nhiên và Xã hội,

Văn hóa – Nghệ thuật 36 15.5

Nội trợ, buôn bán và nghề tự

do khác 79 34.1

Tổng 232 100.0

Sàn mua sắm

Sàn giao dịch chuyên nghiệp:

Tiki, Shopee, Lazada, Sendo 118 50.9 Siêu thị: Vinmart, Coopmart,... 43 18.5

Facebook, Zalo và các điểm

bán hàng ship tận nơi 71 30.6

Tổng 232 100.0

Nơi sống TP Hồ Chí Minh Khác:... 167 65 72.0 28.0

36 Tần suất dưới 1 lần / tháng 37 15.9 1 – 2 lần / tháng 90 38.8 >= 3 lần / tháng 105 45.3 Tổng 232 100.0 Chi tiêu Dưới 100.000 vnđ 37 15.9 100.000 vnđ – 500.000 vnđ 30 12.9 500.000 vnđ – 1.000.000 vnđ 91 39.2 Trên 1.000.000 vnđ 74 31.9 Tổng 232 100.0 Nhóm hàng Thời trang 37 15.9

Thiết bị số - Điện gia dụng 39 16.8 Làm đẹp – Sức khỏe, y tế 37 15.9

Thực phẩm 103 44.4

Khác:... 16 6.9

Tổng 232 100.0

(Nguồn, kết quả nghiên cứu)

Thang đo có được từ việc kế thừa các nghiên cứu liên quan trước đây có điều chỉnh để phù hợp với tình hình nghiên cứu của luận văn, thang đo nghiên cứu của luận văn là thang đo dạng Likert 5 bậc, sau khi có được bảng câu hỏi hoàn chỉnh khảo sát, tiến hành khảo sát điều đầu tiên sau khi thống kê mô tả tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu đó chính là tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các khái niệm của bài nghiên cứu.”

Theo Nguyễn Đình Thọ” (2011), kiểm định độ tin cậy thang đo được thực hiện một cách căn bản và dễ thực hiện nhất một trong những giá trị kiểm định độ tin cậy đó chính là kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số cronbach alpha, đối với việc tính toán hệ số cronbach alpha chỉ tính cho các khái niệm bậc nhất đơn hướng (không tính cho các khái niệm đa hướng), khi kiểm định độ tin cậy thang đo thì việc xác định hệ số cronbach alpha là quan trọng. Đối với trong nghiên cứu khoa học xã hội hệ số cronbach alpha thường > 0.6 hoặc một số trường hợp > 0.7 thì thang đo có ý nghĩa ( các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung mà nó cần đo lường), bên cạnh đó cần xem xét hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nếu biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 thì biến quan sát đạt yêu cầu và đo lường tốt cho khái niệm mà nó thuộc về.”

37

biến phụ thuộc) các khái niệm này được tính toán hệ số cronbach alpha cho các khái niệm được tính toán cho từng khái niệm. Trong luận văn có 32 biến quan sát được đưa vào để thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo kết quả kiểm định được trình bày tóm tắt thông qua bảng bên dưới.”

Bảng 4.2 Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại

biến Yếu tố chuẩn chủ quan (CCQ) , Cronbach Alpha = 0.908

CCQ1 12.36 3.375 .858 .856

CCQ2 12.32 3.726 .780 .885

CCQ3 12.39 3.650 .818 .872

CCQ4 12.49 3.584 .721 .908

Yếu tố kiểm soát hành vi (KSHV) , Cronbach alpha = 0.914

KSHV1 12.68 3.873 .738 .912

KSHV2 12.86 3.583 .811 .887

KSHV3 12.80 3.729 .840 .877

KSHV4 12.81 3.646 .833 .879

Yếu tố thái độ hành vi (TDHV) , Cronbach Alpha = 0.810

TDHV1 7.91 1.719 .699 .698

TDHV2 8.01 1.671 .696 .701

TDHV3 7.69 2.135 .596 .804

Khái niệm nhận thức hữu ích (NTHI) , Cronbach Alpha = 0.841

NTHI1 15.60 6.786 .783 .770

38

NTHI3 15.65 6.801 .703 .793

NTHI4 15.58 7.257 .699 .795

NTHI5 15.75 7.444 .633 .813

Khái niệm tính dễ sử dụng (TDSD) , cronbach alpha = 0.919

TDSD1 16.15 6.732 .839 .891

TDSD2 16.14 6.478 .839 .890

TDSD3 16.13 6.402 .881 .881

TDSD4 16.04 7.124 .737 .911

TDSD5 16.19 7.297 .662 .925

Khái niệm chấp nhận rủi ro (CNRR) , Cronbach Alpha = 0.832

CNRR1 18.62 8.541 .805 .764 CNRR2 19.07 9.116 .640 .798 CNRR3 18.54 9.730 .583 .810 CNRR4 18.58 8.850 .690 .787 CNRR5 18.63 10.052 .342 .863 CNRR6 18.89 9.000 .628 .800

Khái niệm quyết định mua (QDM) , Cronbach alpha = 0.770

QDM1 16.41 4.797 .533 .734

QDM2 16.31 4.967 .619 .702

QDM3 16.17 5.257 .521 .735

QDM4 15.96 5.314 .526 .734

QDM5 16.47 5.081 .519 .736

(Nguồn nghiên cứu định lượng)

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo được tóm tắt như sau: Luận văn có 32 biến quan sát thuộc 7 khái niệm nghiên cứu, trong 32 biến quan sát đưa vào kiểm định độ tin cậy thang đo kết quả không có biến quan sát nào bị loại bỏ do đảm bảo được các thông số khi phân tích độ tin cậy thang đo.

“Khái niệm chuẩn chủ quan, thang đo cho khái niệm này có 5 biến quan sát, kết quả hệ số cronbach alpha của khái niệm này là 0.908 đạt yêu cầu so với hệ số tin

39

cậy của thang đo dành cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học hành vi ( > 0.6), điều này cho thấy các biến quan sát của khái niệm này đo lường tốt cho nội dung mà nó đo lường, nội dung của các biến quan sát thống nhất với nhau về ngữ nghĩa và đạt yêu cầu về sự nhất quán nội dung, hàm ý, các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng dao động trong khoảng 0.721 –0.858 (> 0.3) hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt yêu cầu, như vậy không có biến quan sát nào bị loại bỏ thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo cho khái niệm chuẩn chủ quan”.

“Khái niệm kiểm soát hành vi (KSHV), thang đo cho khái niệm này bao gồm 4 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cho thấy hệ số crobach alpha của khái niệm này là 0.914 (> 0.6), thang đo của khái niệm kiểm soát hành vi đạt được sự tin cậy nhất định, các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung mà nó đo lường, bên cạnh đó trong 4 biến quan sát của thang đo có hệ số tương quan biến tổng dao động trong khoảng 0.877- 0.912 (> 0.3) các biến quan sát đều đạt yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng, như vậy thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo 4 biến quan sát không có biến nào bị loại bỏ khỏi thang đo”

“Khái niệm thái độ hành vi kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của khái niệm cho thấy thang đo đạt được yêu cầu, cũng như sự tin cậy nhất định thông qua hệ số cronbach alpha của khái niệm là 0.810 (> 0.6), một giá trị khá tốt điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đo lường tốt cho nội dung mà nó cần đo lường, hệ số tương quan biến tổng của khái niệm dao động trong khoảng 0.596 - 0.699 (>0.3) , như vậy trong 3 biến quan sát của thang đo khi kiểm định độ tin cậy cả 3 biến quan sát đều đạt yêu cầu không có biến quan sát nào bị loại khỏi thang đo”

Khái niệm nhận thức sự hữu ích, kết quả kiểm định độ tin cậy cho thang đo của khái niệm này được tóm tắt như sau hệ số cronbach alpha của thang đo là 0.841 (>0.6) hệ số cronbach alpha của khái niệm này tương đối khá tốt, cho thấy các biến quan sát đo lường nhất quán và tốt cho khái niệm đào tạo phát triển, tương tự hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động trong khoảng 0.424 - 0.783 ( > 0.3), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt yêu cầu, hơn thế nữa do hệ số cronbach alpha của thang đo đã tương đối tốt nên không cần thiết phải loại bỏ biến quan sát nào để cải thiện hệ số cronbach alpha, cả 5 biến quan sát đều được

40

giữ lại thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo cronbach alpha

Khái niệm tính dễ sử dụng kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cho khái niệm này có hệ số cronbach alpha là 0.919 hệ số này tương đối tốt cho thấy các biến quan sát thang đo đạt được độ tin cậy và sự nhất quán về nội hàm của các nội dung thang đo, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát thuộc thang đo này dao động trong khoảng 0.662 - 0.881, do hệ số cronbach alpha của khái niệm này tương đối tốt không cần phải loại bỏ bất kỳ biến quan sát nào để cải thiện thang đo, như vậy 5 biến quan sát của thang đo cho khái niệm tính dễ sử dụng được giữ nguyên

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của khái niệm quyết định muacó hệ số cronbach alpha 0.770 (> 0.6) kết quả này cũng tương đối khá ổn, điều này cho phép ta kết luận thang đo của khái niệm Môi trường làm việc đạt được độ tin cậy nhất định, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng dao động trong khoảng 0.519 - 0.619 (>0.3), như vậy các biến quan sát của thang đo này nhìn chung đạt yêu cầu, và không có biến quan sát nào bị loại khỏi thang đo thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của khái niệm chấp nhận rủi ro có hệ số cronbach alpha 0.832 (> 0.6) kết quả này cũng tương đối khá ổn, điều này cho phép ta kết luận thang đo của khái niệm chấp nhận rủi ro đạt được độ tin cậy nhất định, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng dao động trong khoảng 0.342 - 0.805 (>0.3), như vậy các biến quan sát của thang đo này nhìn chung đạt yêu cầu, và không có biến quan sát nào bị loại khỏi thang đo thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cho các khái niệm của bài nghiên cứu ta thấy 32 biến quan sát thuộc 7 khái niệm của mô hình nghiên cứu, cả 32 biến quan sát đều đạt yêu cầu và không có biến quan sát nào bị loại khỏi thang đo, tất cả 32 biến quan sát này được đưa vào để phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng u40 50 tại tphcm trên các sàn thương mại điện tử trong thời kỳ covid 19 luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)