Hàm ý kiểm soát hành vi và thái độ hành vi

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng u40 50 tại tphcm trên các sàn thương mại điện tử trong thời kỳ covid 19 luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 70 - 72)

Dựa vào kết quả nghiên cứu yếu tố kiểm soát hành vi , hệ số Beta 0.216 ,mức độ quan trọng thứ 4, Thái độ hành vi hệ số beta 0.060 với mức độ quan trọng thứ 6 lên yếu tố quyết định mua sắm.

Bảng 5.1 Thống kê mô tả cho yếu tố kiểm soát hành vi và thái độ hành vi Biến quan sát Trung bình Độ lệch

chuẩn Yếu tố kiểm soát hành vi

Tôi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử là

57 Tôi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử là hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của tôi trong thời kỳ Covid-19

4.19 .05

Tôi có lý do, kiến thức và khả năng mua sắm trên

các sàn thương mại điện tử trong thời kỳ Covid-19 4.25 .04 Tôi nhận thức được việc mình mua sắm trên các sàn

thương mại điện tử từ bây giờ và thời gian sắp tới trong thời kỳ Covid-19.

4.24 .05

Yếu tố thái độ hành vi

Mua sắm trên các sàn thương mại điện tử là giải pháp hay để giảm thiểu lây nhiểm dịch bệnh trong bối cảnh hiện tại

3.90 .05

Mua sắm trên các sàn thương mại điện tử sẽ là một

trải nghiệm thú vị trong thời kỳ Covid-19 3.80 .05 Tôi cảm thấy an toàn hơn khi mua sắm trên các sàn

thương mại điện tử trong bối cảnh hiện tại 4.11 .04

Niềm tin được đựa trên mối quan hệ lâu dài giữa người bán và người mua. Khác với phương thức mua hàng truyền thống, phương thức mua hàng qua mạng tuy có nhiều lợi ích nhưng độ tin cậy thấp hơn nên việc nâng cao sự tin tưởng để thuyết phục khách hàng mua sắm là là cần thiết, việc tạo niềm tin cho khách hàng với các website thương mại điện tử quan trọng hơn cả, nên tạo sự tin tưởng bằng cách đảm bảo tỉnh tin cậy trong thông tin đăng tải, tin cậy trong giao dịch điện tử, tin cậy về hệ thống hoạt động và tin cậy về tính bảo mật riêng tư đối với thông tin của khách hàng. Thông tin trong trang TMĐT phải luôn mới, hữu ích và kịp thời. Các thông tin cũ phải được loại bỏ để tranh gây xao nhãng, phân vân cho khách hàng. Ví dụ như các khuyến mãi đã tồn tại lâu trên trang TMĐT mà không còn giá trị tại thời điểm hiện tại gây mắt thời gian cho khách hàng, mất niễm tin với trang TMĐT đó.

Có một hệ thống đánh giá TMĐT thường xuyên để hoàn thiện TMĐT đó, giúp biết được nguyên nhân tại sao khách hàng quay trở lại hoặc rời bỏ trang web. Hệ thống này phải nhận đạng được địa chỉ IP của khách hàng để tránh làm phiền họ khi

58 họ đã trả lời bảng khảo sát của cửa hàng.

Đảm bảo dữ liệu cá nhân của khách hàng được an toàn, chỉ nên yêu cầu những thông tin cơ bản để tạo mối quan hệ ban đầu, tránh hơi quá nhiều thông tin cá nhân khiến người mua khó chịu. Đặc biệt khi tiến hành thanh toán trực tuyến cần đảm bảo thông tin khách hàng được bảo mật thông qua sự liên kết với các ngân hàng, tổ chức tín dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp đảm bảo sự bảo mật thông tin, ngăn ngừa khả năng bị mất cắp tài khoản, không tự ý lưu trữ hoặc sư dụng trái phép những thỏng tin này.

Tránh không trưng bày quá nhiều hàng ở chế độ “Hết hàng” hoặc “chưa có hàng” vì người mua muốn tìm mua hàng hoá chứ không muốn thấy sản phẩm họ cần tìm bị hết hàng hoặc chưa có hàng. Nhiều cửa hàng vì muốn làm phong phú thêm hàng hoá thường dùng phương pháp thức này nhưng lại làm giảm đi lòng tin của người tiêu dùng đến cửa hàng của mình.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng u40 50 tại tphcm trên các sàn thương mại điện tử trong thời kỳ covid 19 luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)