Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ nước THỊ xã NGÃ bảy, TỈNH hậu GIANG (Trang 33 - 39)

Ngoài các tiêu chí đánh giá về phẩm chất, đạo đức, năng lực, trình độ, kỹ năng, sức khỏe... chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước còn được thể hiện bằng cơ cấu như: Cơ cấu theo độ tuổi, thành phần, cơ cấu theo giới tính, dân tộc, cơ cấu ngạch công chức...

Theo quy định khi tuyển dụng công chức đều có quy định về độ tuổi. Tuy nhiên khi xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước các cấp phải tính toán cơ cấu độ tuổi hợp lý, có tính kế thừa, cần quan tâm cán bộ trẻ có trình độ năng lực, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc. Khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước cần phải quan tâm tới tiêu chí này.

Ngoài các tiêu chí trên, chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước còn được thể hiện qua các tiêu chí tổng hợp đó là hiệu quả, kết quả quá trình quản lý, tổ chức điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, cụ thể: Tình hình kinh tế - xã hội, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế; thu hút đầu tư; thu nhập bình quân đầu người; thu ngân sách trên địa bàn; quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường; đầu tư xây dựng; việc triển khai các chính sách an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm; phát triển giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao; xóa đói, giảm nghèo; cải cách hành chính, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh...

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng côngchức hành chính nhà nước chức hành chính nhà nước

1.2.3.1. Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức hành chính nhà nước

Tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức hành chính nhà nước là khâu quan trọng hàng đầu, quyết định tới chất lượng của đội ngũ công chức hành chính nhà nước.

Tuyển dụng là việc lựa chọn những người thực sự có đủ tiêu chuẩn về tư tưởng chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt... để trở thành công chức hành chính nhà nước theo quy định, để bổ sung cho đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Việc tuyển dụng có thể thực hiện qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Theo quy định hiện hành của nhà nước thì tuyển chọn công chức hành chính nhà nước cấp huyện trở lên đều phải thông qua thi tuyển. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt, đúng quy định thì sẽ tuyển dụng được công chức đủ các tiêu chuẩn theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức hành chính nhà nước của từng cơ quan, đơn vị nói riêng cũng như của cả bộ máy hành chính nhà nước nói chung. Và ngược lại nếu công tác tuyển dụng không được thực hiện tốt, sai quy định của nhà nước thì chất lượng, tiêu chuẩn công chức không đảm bảo sẽ làm giảm chất lượng của đội ngũ công chức nói chung cũng như đội ngũ công chức hành chính nhà nước nói riêng.

Bố trí công chức hành chính nhà nước là việc sắp xếp công chức vào đảm nhận một vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước. Việc bố trí công chức hành chính nhà nước phải đúng vị trí việc làm, đúng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đúng ngạch bậc công chức và đúng biên chế công chức được giao thì mới phát huy hiệu quả công tác, tránh lãng phí nhân lực, tiền của cho tổ chức.

Sử dụng công chức hành chính nhà nước là việc người lãnh đạo, quản lý căn cứ vào yêu cầu của công việc, lựa chọn, bố trí công chức có đủ trình độ, năng lực, đạo đức, sức khỏe, kinh nghiệm vào đảm nhận một vị trí việc làm hoặc thực thi một công vụ. Sử dụng đội ngũ công chức hành chính nhà nước là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý cán bộ, công chức của Đảng và Nhà

nước ta. Trong những năm qua chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong việc sử dụng đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Từ đó phát huy được năng lực, sở trường, sức sáng tạo… của từng công chức góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của bộ máy hành chính các cấp. Tuy nhiên, so với thực tiễn hiện nay, đây vẫn là khâu còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vẫn còn tình trạng sử dụng, phân công công chức chưa đúng người, đúng việc làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ chung của cả bộ máy hành chính nhà nước, gây thất thoát, lãng phí, thiệt hại ngân sách nhà nước, tài sản của xã hội… Vì vậy, các cơ quan, đơn vị sử dụng công chức cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Đặc biệt là phải nắm bắt được các chủ trương mới, hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước; cần thấy rằng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, các chủ trương chính sách và chế độ đối với cán bộ, công chức phải luôn được đổi mới, hoàn thiện. Đội ngũ công chức hành chính, là đội ngũ gắn liền với từng bước đi của công cuộc đổi mới kinh tế, với yêu cầu phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến trình hội nhập quốc tế. Dù ở hoàn cảnh nào, việc sử dụng đội ngũ công chức hành chính nhà nước cũng phải xuất phát từ mục tiêu lâu dài, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công vụ. Bởi vậy, trong sử dụng phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tránh lãng phí chất xám sự lãng phí lớn nhất mà hiện nay nước ta đang gặp phải.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm tới công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng công chức nói chung, công chức hành chính nhà nước nói riêng.

1.2.3.2. Công tác quy hoạch đội ngũ công chức hành chính nhà nước

Quy hoạch cán bộ, công chức nói chung và quy hoạch công chức hành chính nhà nước nói riêng là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện

pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu công chức, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, công việc được giao của một tổ chức và của cả bộ máy hành chính nhà nước.

Quy hoạch công chức hành chính nhà nước là việc lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, đạo đức, sức khỏe, kinh nghiệm công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, từng ngành, từng cơ quan trong trước mắt và lâu dài, để đưa vào nguồn kế cận, nhằm tạo nguồn bổ sung công chức hành chính nhà nước.

Phạm vi quy công chức hành chính nhà nước thường được xây dựng cho 5 năm và 10 năm tới. Hàng năm có rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Đối tượng quy hoạch là cán bộ, công chức ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Có quy hoạch công chức lãnh đạo quản lý, nhưng cũng có quy hoạch công chức chuyên môn. Ngoài ra còn có quy hoạch để tạo nguồn để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng những công chức trẻ, là nữ, là người dân tộc...

Vì vậy, quy hoạch là một trong những nội dung trọng yếu của công tác cán bộ; đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào khuôn khổ, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; là tiền đề cho việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng công chức hành chính nhà nước trong tương lai.

1.2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển công chức hành chính nhà nước

Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước là một nhân tố quan trọng nhằm nâng cao, bổ sung kiến thức toàn diện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp để công chức hành chính nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước quyết định trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ công

chức hành chính nhà nước; là điều kiện để phục vụ cho công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng công chức hành chính nhà nước.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính nhà nước, trong đó vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ công chức hành chính nhà nước các cấp nhằm đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới thì công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước phải được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, ưu tiên hàng đầu.

1.2.3.4. Kiểm tra, đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật

Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, sử dụng công chức hành chính nhà nước. Trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; quy trình, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; căn cứ vào nhiệm vụ, công vụ được giao; quá trình tổ chức thực hiện và kết quả công tác, định kỳ và đột xuất cần phải tiến hành kiểm tra công chức, công vụ để kịp thời chấn chỉnh những sai lầm thiếu sót của công chức hành chính nhà nước trong quá trình thực thi công vụ. Đồng thời hàng năm theo quy định hiện hành các cơ quan phải tổ chức nhận xét đánh giá để xếp loại cán bộ, công chức. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc không chỉ là cấp trên đánh giá cấp dưới mà còn là việc tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng công chức và sự đánh giá của cấp dưới đối với cấp trên. Đánh giá thực hiện công việc nhằm xác định kết quả làm việc cụ thể của từng cá nhân công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá phải đảm bảo khách quan, toàn diện, trung thực, thẳng thắn, dân chủ, chính xác và trên tinh thần xây dựng.

Kết quả kiểm tra, đánh giá công chức hành chính nhà nước là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng và đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với công chức hành chính nhà nước.

Thực hiện tốt công tác kiểm, đánh giá, phân loại; khen thưởng kịp thời những công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc có thành tích đột xuất cũng như kỷ luật nghiêm minh những công chức vi phạm giúp cho công chức hành chính nhà nước phát huy được những ưu điểm và kịp thời khắc phục những tồn tại hạn chế; giúp đội ngũ công chức hành chính nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh và hoàn thành nhiệm vụ ngày càng tốt hơn và ngược lại buông lỏng hay thực hiện không tốt công tác này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng của đội ngũ công chức hành chính nhà nước.

1.2.3.5. Chế độ đãi ngộ

Chế độ tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp đặc thù, phụ cấp thu hút... là những nhân tố tạo động lực cho cán bộ, công chức nói chung và công chức hành chính nhà nước nói riêng. Khi tổ chức đáp ứng được nhu cầu về vật chất và tinh thần, thường xuyên chăm lo tới quyền lợi chính đáng của công chức thì mới khơi dậy được tinh thần sáng tạo, trách nhiệm, tận tâm, tận lực trong công việc của đội ngũ công chức hành chính nhà nước, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, công vụ được giao.

Môi trường, điều kiện làm việc của công chức hành chính nhà nước cũng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công việc từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Khi có môi trường làm việc trong lành, vui vẻ, lành mạnh, dân chủ; có nơi làm việc và các trang thiết bị đầy đủ thì công chức làm việc hiệu quả hơn, chất lượng hơn và ngược lại. Để nâng cao chất lượng công chức nhà lãnh đạo, quản lý phải quan tâm tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho công chức.

1.2.3.6. Thể chế quản lý công chức hành chính nhà nước

Thể chế này bao gồm các chủ trương, chính sách của Đảng; hệ thống pháp luật, các quy định của nhà nước về việc tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, quy

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ nước THỊ xã NGÃ bảy, TỈNH hậu GIANG (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w