- Về Nông nghiệp Thủy sản
3 Mức độ thích nghi với những thay đôi trong công việc
3.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp huyện của thị xã Ngã Bảy cần dựa trên cơ sở xây dựng và hoàn
cấp huyện của thị xã Ngã Bảy cần dựa trên cơ sở xây dựng và hoàn chỉnh chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương
Trong giai đoạn phát triển mới, Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Ngã Bảy lần thứ XI, xác định mục tiêu phát triển giai đoạn 2015 - 2020 là: "Ngã Bảy phát huy truyền thống đoàn kết, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh; nâng cao chất lượng đô thị, chất lượng nông thôn mới, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Hậu Giang" [35, tr 36], và một trong những mục tiêu đột phát được xác định là: Làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm và thật sự giỏi về chuyên môn; chú ý về năng lực quản lý đô thị, quản lý kinh tế và trình độ tin học, ngoại ngữ; chủ động đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ, phấn đấu đến năm 2020 cán bộ các cấp đều đạt chuẩn và đạt yêu cầu cơ cấu theo quy định [35, tr 38].
Xác định phát triển nguồn nhân lực là phát triển cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh của nhân lực trong hội nhập, phát triển bền vững, ổn định xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ và phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2016 - 2020; phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2010 với những yêu cầu: (1) Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kì mới; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài. (2) Đảm bảo theo hướng tập trung đào tạo sau đại học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở. Từ đó, nâng cao được trình độ, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao và ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ, công chức, viên chức. (3) Tăng cường chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nữ, người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tham gia học tập nâng cao trình độ và năng lực làm việc. (4) Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý, người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và bản thân cán bộ, công chức, viên chức tích cực tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. (5) Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực, điều kiện trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của
pháp luật. (6) Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm hay trong nước về đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả về đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương; đồng thời, chủ động nghiên cứu những kinh nghiệm tiên tiến của các nước để từ đó áp dụng có hiệu quả vào công tác đào tạo, bồi dưỡng thực tiễn tại địa phương [47].
Đồng thời tỉnh cũng xác định những giải pháp tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Hàng năm xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch đào tạo sau đại học đúng theo quy định. Đào tạo, bồi dưỡng căn cứ theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức. Đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch, hiệu quả. Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, viên chức; kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo; chủ động cử những cán bộ, công chức, viên chức có năng lực đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và hỗ trợ kinh phí theo quy định. Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo phải được xác định là quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Tranh thủ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ và các nguồn tài trợ để phục vụ cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh. Tăng cường công tác xã hội hóa đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đẩy mạnh thực hiện gắn liền giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng; giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng lâu dài để khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học tập nâng cao trình độ theo quy định, theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị và nâng cao năng lực công tác. Chú trọng công tác đánh giá chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng. Bố trí và phân công công tác phù hợp với trình độ chuyên môn đã được đào tạo [48].
Trên cơ sở định hướng của Tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương, để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của thị xã trong thời gian tới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã đã đề ra; thị xã xác định một số chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức của thị xã đến năm 2020, cụ thể như sau:
- Thực hiện thống nhất, đồng bộ theo quy định của pháp luật trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở từ nhu cầu thực tế và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; đảm bảo chính sách về khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập từ nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
- Tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức. Bảo đảm hàng năm có ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.
- Có 100% cán bộ, công chức lãnh đạo từ Trưởng, phó trưởng phòng cấp huyện trở lên đạt chuẩn cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Trong đó phấn đấu tiếp tục nâng cao tỷ lệ công chức có trình độ sau đại học.
Thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước cấp huyện của thị xã Ngã Bảy cần bám sát yêu cầu, nhiệm vụ nhằm thực hiện hoàn thành
mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đã được xác định, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của thị xã trong thời gian tới.