Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp huyện của thị xã Ngã Bảy phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ nước THỊ xã NGÃ bảy, TỈNH hậu GIANG (Trang 85 - 89)

- Về Nông nghiệp Thủy sản

3 Mức độ thích nghi với những thay đôi trong công việc

3.1.1. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp huyện của thị xã Ngã Bảy phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về

của thị xã Ngã Bảy phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước của Đảng ta. Kể từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1-1994), Đảng ta đã chính thức nêu vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân. Trải qua các hội nghị và các kỳ Đại hội Đảng, nhất là từ Đại hội VIII (năm 1996) đến nay, quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ngày càng được bổ sung và có những bước phát triển quan trọng. Trong công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta đã xác định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được xây dựng, tổ chức và vận hành theo thể chế Nhà nước pháp quyền. Đây là chủ trương, đường lối có tính chiến lược của Đảng, xuất phát từ yêu cầu tất yếu, khách quan của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Những yêu cầu tất yếu, khách quan đó bao gồm:

Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất phát từ yêu cầu quản lý và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất phát từ yêu cầu phát triển xã hội theo hướng dân chủ, hài hòa và bền vững.

Nội dung, quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa luôn ở nước ta luôn được đề cập trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước ta và luôn được đánh giá, bổ sung qua từng giai đoạn.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp..."; một trong những bài học lớn qua thực tiễn 20 năm đổi mới được đút kết là: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội"; cùng với đó, Đại hội X đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật; đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội; cải cách hành chính; cải cách tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đấu tranh phòng chống tham nhũng; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. [21, tr 45,72, 126-128].

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (được bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng đã xác định mô hình xã hội Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng dựa trên tám phương hướng và xây dựng Nhà nước pháp quyền

Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [22, tr 72] là một

trong tám phương hướng cơ bản đó.

Đại hội lần thứ XI cũng tiếp tục khẳng định: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nhà nước chăm lo phục vụ nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân...; đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa tập trung vào ba nội dung lớn: (1) Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất.... tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, tổ chức tinh gọn, hợp lý;.... Đẩy mạnh thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến náy 2020,.... Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương.... (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.... (3) Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm" [22, tr 52-55].

Hiếp Pháp năm 2013, là văn bản pháp lư cao nhất của nước ta đã khẳng ðịnh "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nýớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân"[33].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tiếp tục khẳng định:

"Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hoá, xã hội. Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ

chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước" [23, tr 38]; và đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa đó là: "Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị...; Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...; Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước...; Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức" [23, tr 175-180].

Có thể nói vấn đề cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đó chính là vấn đề phát huy dân chủ và vấn đề tăng cường pháp chế. Mục tiêu là làm sao để cho mỗi người dân được thực sự làm chủ, có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc xây dựng, phát huy vai trò của Nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa mọi sự lạm quyền từ phía các cơ quan và các công chức nhà nước cũng như mọi hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, dân chủ hình thức.

Với vị trí, vai trò của mình, đội ngũ cán bộ, công chức là bộ phận chủ yếu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải được đội ngũ cán bộ, công chức triển khai trên thực tế thì mới có thể đi vào trong đời sống xã hội. Họ là những người trực tiếp chuyển từ "pháp luật trên giấy tờ" thành "pháp luật trong hành động" trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp

hết sức quan trọng của quá trình đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính vì thế, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp huyện nói riêng cũng như đội ngũ công chức hành chính Nhà nước nói chung cần phải dự trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ nước THỊ xã NGÃ bảy, TỈNH hậu GIANG (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w