5. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Những tác động tích cực của toàn cầu hóa cơ hội cho Việt Nam:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa là xu thế chung trên thế giới, Việt Nam cũng không thể nằm xu thế chung đó. Vì thế, toàn cầu hóa cũng đã có những tác động tích cực tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việt Nam hiện nay không còn bị cấm vận và tham gia vào thị trường thế giới. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho Việt Nam thực hiện bước rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Toàn cầu hóa là cơ hội cho Việt Nam tiếp tối đa công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến để tham gia vào sự phân công và hợp tác lao động trong khu vực và trên thế giới, xây dựng nền kinh tế hiện đại, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước và ngoài nước, từng bước đưa nước ta đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Toàn cầu hóa là cơ hội cho Việt Nam hội nhập và phát triển mới để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua việc tranh thủ những nguồn lực mà toàn cầu hóa mang lại như thành tựu khoa học - công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường...
Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho Việt Nam thiết lập quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các quốc gia trên thế giới.
Toàn cầu hóa tạo ra nhu cầu, động lực và sức ép để Việt Nam tiến hành cải cách, đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội... theo hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Toàn cầu hóa làm cho các quốc gia liên kết và hợp tác với nhau để cùng phát triển, trước hết là sự liên kết trong khu vực, tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới như ASEAN, APEC, WTO...
Toàn cầu hóa giúp cho Việt Nam phát huy những lợi thế vốn có như sự ổn định về chính trị - xã hội, môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân công trẻ dồi dào...
Việc tham gia thương mại quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường sự phát triển của quốc gia về các mặt: chuyên môn hóa sâu hơn quá trình sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có ưu thế cạnh tranh, nhập những sản phẩm có giá rẻ hơn, ... Thương mại còn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế qua việc tạo mối quan hệ thuận lợi giữa khối lượng trao đổi mậu dịch và sự hấp dẫn với nguồn FDI.
vấnđề hợp tác trong khu vực tạo cơ hội thúc đẩy tự do hóa các chính sách thương mại và đầu tư giữa những nước có sự tương đồng về văn hóa, quan hệ dân tộc, hệ thống phân phối...
Với những cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại, Việt Nam có thể khai thác tối đa những nhân tố thuận lợi của nội lực và những cơ hội từ bên ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.