5. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực
Trong tình hình hiện nay, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á hướng tới việc thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất theo hướng sản phẩm xuất khẩu có công nghệ cao từng bước thay thế những sản phẩm xuất khẩu có chi phí lao động cao, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của sự giảm sút khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu thì nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trở nên thực sự cần thiết. Các nước đã đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực thích ứng với thời kỳ đất nước hội nhập với thế giới. Đồng thời, với trình độ tri thức cao, lực lượng lao động ở các nước đang phát triển sẽ nhanh chóng nắm bắt được công nghệ mới hiện đại từ các nước phát
triển, ứng dụng trong sản xuất có hiệu quả. Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ tám của Thailand (1997 - 2001) đã khẳng định, nguồn nhân lực có học vấn cao thực sự là nhân tố thiết yếu cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Trên cơ sở đó, Thailand đẩy mạnh hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao nhằm tạo thêm cơ hội học tập cho thế hệ thanh niên. Đây là nhân tố quan trọng để Thailand đạt được mục tiêu GDP bình quân đầu người khoảng 12.000 USD vào năm 2020.
Từ Singapore, bài học kinh nghiệm này được nhiều nước trên thế giới học hỏi và khâm phục. Từ một đất nước không giàu có tài nguyên thiên nhiên, Singapore chú trọng đầu tư vào nhân tố con người để họ phát huy hết tài năng và khả năng họ có. Nhìn nhận điều đó, chính phủ Singapore xây dựng một hệ thống mở và trọng dụng nhân tài, tạo lập sự bình đẳng về cơ hội để mọi người dân có những cơ hội tiến lên tối đa bằng chính nỗ lực của họ.
Theo kinh nghiệm của Philippines, với lao động có trình độ ngoại ngữ, trình độ học vấn cao càng dễ dàng cho việc tạo ra một lực lượng lao động xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là lực lượng đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách quốc gia. Theo thống kê của Chính phủ Philippines, trong năm 2006, số tiền mà các lao động xuất khẩu gửi về là khoảng 15 tỉ USD. Việc đưa người lao động ra nước ngoài được xem là một giải pháp có hiệu quả Philippines nhằm khắc phục tình trạng thất nghiệp tăng cao.
Từ Malaysia, Philippines, Singapore có thể thấy việc phát huy nguồn "vốn con người" trong quá trình hội nhập thế giới là cần thiết.