Con đường phát triển của một số nước đang phát triển ở Đông Nam Á

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 36 - 45)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Con đường phát triển của một số nước đang phát triển ở Đông Nam Á

Hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á hiện nay là các nước đang phát triển ở những mức độ khác nhau, trong đó Singapore được xem là nước sớm có nền kinh tế công nghiệp hóa và được đưa vào danh sách các nước NICs, là quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á.

Thuật ngữ các nước đang phát triển do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đề ra và hiện nay được dùng phổ biến. Thuật ngữ này dùng để chỉ những nước đang cố gắng phát triển nền kinh tế của mình để thoát khỏi tình trạng lạc hậu và thấp kém hiện nay. Các nước đang phát triển là những quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa phát triển, có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao, thu nhập bình quân đâu người thấp và nghèo nàn vẫn còn phổ biến. Việc áp dụng thuật ngữ các nước đang phát triển cho các nước chưa đạt đến trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp. Nhìn chung để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, người ta có thể đo đạc bằng các chỉ số thống kê như tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ người biết chữ.... Trên cơ sở đó, Liên Hiệp Quốc đã xây dựng chỉ số phát triển con người để xác định mức độ phát triển con người ở mỗi quốc gia.

Trường hợp các nước đang phát triển ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thailand, Philippines có sự tiến bộ vượt bậc so với các nước đang phát triển khác trong khu vực nhưng chưa đạt đến trình độ các nước phát triển thì được đưa vào nhóm các nước công nghiệp hóa mới. Đây có thể hiểu là những nước công nghiệp hóa mới thế hệ thứ hai. Những nước này có những đặc điểm chung của các nước NICs là: quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện; kinh tế chuyển đổi từ công nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chế tạo; nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do

thương mại trên toàn thế giới; thu hút nguồn đầu tư dồi dào từ nước ngoài, các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng thúc đẩy kinh tế phát triển...

Sau khi giành được độc lập, các nước ở Đông Nam Á đều gánh chịu những hậu quả của chế độ thuộc địa và phụ thuộc mà các nước tư bản phương Tây để lại. Đó là tình trạng lạc hậu về kinh tế và đói nghèo của đại đa số nhân dân. Song, cũng phải thừa nhận một cách khách quan rằng chủ nghĩa tư bản phương Tây đã để lại một số di sản tiến bộ : đó là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, về tổ chức nhà nước, tư tưởng luật pháp và nhân quyền, một số cơ sở công thương nghiệp, cơ sở hạ tầng .... Một số nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập đã kế thừa có chọn lọc các yếu tố này để phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa như Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan. Do những điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị khác nhau nên mỗi nước có con đường phát triển riêng, đặc thù, song về cơ bản con đường phát triển kinh tế mà các nước lựa chọn đó là con đường công nghiệp hóa với hai giai đoạn : thay thế nhập khẩu và hướng ra xuất khẩu.

Công cuộc phát triển đất nước trong nhóm các nước công nghiệp mới ở Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh khá thuận lợi, đó là nền hòa bình và sự ổn định tương đối về chính trị. Các nước Singapore, Indonesia, Philippine, Malaysia, Thái Lan là năm nước sáng lập ra tổ chức ASEAN nên ý thức được sự đảm bảo nền hòa bình và an ninh khu vực. Các nước này đi lên con đường tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại nên thuận lợi hơn trong việc tích lũy vốn và kĩ thuật công nghệ từ những nước tư bản phát triển.

Nhìn chung, trong giai đoạn đầu các nước Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan đều trải qua một thời kì thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, bảo hộ kinh tế dân tộc theo hướng tự túc, bao hàm một cơ cấu kinh tế từ chối chuyên môn hóa và thâm nhập vào nền kinh tế thế giới, không mở cửa thu hút đầu tư của nước ngoài, vì vậy, nền kinh tế thiếu sức thúc đẩy vươn lên hiện đại hóa.

Từ đầu những năm 80 đến nay, các nước này thay đổi chiến lược, thực hiện công nghiệp hóa để xuất khẩu, tăng dần các sản phẩm công nghiệp bán ra nước ngoài trong khi vẫn phát huy khả năng xuất khẩu các nguồn nông sản truyền thống. Sự chuyển hướng chiến lược ấy bao gồm cả việc mở cửa với bên ngoài, làm ăn với các công ty đa quốc gia.

Do đặc điểm lịch sử, văn hóa, chế độ chính trị, xã hội có những điểm khác nhau. Về kinh tế, do đặc thù mỗi nước, các nước trong nhóm các nước công nghiệp mới này ở khu vực Đông Nam Á cũng có những hình thái phát triển kinh tế khác nhau. Tất cả đều là những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mạnh nhất trong khu vực.

Malaysia:

Phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Malaysia đã đem đến nền độc lập cho nhân dân Malaysia vào ngày 31/8/1957. Ngày 16/9/1963, Liên bang Malaysia được thành lập.

Malaysia là một liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, gồm 13 bang độc lập có hiến pháp và quốc hội riêng. Trong đó có 9 bang Hồi giáo do các tiểu vương Hồi giáo đứng đầu và 4 bang do Thống đốc cai quản.

Theo hiến pháp đứng đầu nhà nước là Quốc Vương do Hội nghị các tiểu vương Hồi giáo bầu ra trong số các tiểu vương với nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan lập pháp là Quốc hội Liên Bang gồm 2 viện Thượng viện và Hạ viện. Nội các là cơ quan hành pháp do Thủ tướng đứng đầu.

Hiến pháp 1957 và Hiến pháp 1963 đều thừa nhận về mặt pháp lí đặc quyền của người Malaysia về chính trị, kinh tế, văn hóa và quyền kinh doanh không hạn chế của người Hoa.

Malaysia từng bước đi xa khỏi sự ràng buộc của nền quân chủ thể hiện quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ thống trị của thực dân Anh qua mô hình quân chủ lập hiến rập khuôn theo kiểu Anh.

Từ khi độc lập đến nay, Malaysia đã trải qua 3 giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

Giai đoạn từ 1957 đến 1970: Chính phủ Malaysia ưu tiên phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong khi đó các nước khác thường tập trung phát triển công nghiệp nặng sau khi giành độc lập. Chính phủ tập trung 37% ngân sách để phát triển nông nghiệp. Trong những năm từ 1957 đến 1970, chính phủ ra một chương trình tổng thể để thực hiện chiến lược kinh tế xã hội, trong đó chú trọng vào việc phát triển nông nghiệp, kinh tế đồn điền, phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến hướng ra xuất khẩu. Sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966 -1970), Malaysia đạt được nhiều thành tựu đáng kể, GDP tăng trưởng trung bình 6%/năm, nông nghiệp đạt 102,5%, giao thông vận tải đạt 99,8%, công nghiệp đạt 67,2%, trong đó nông nghiệp chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Malaysia trong giai đoạn này chưa làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, không giải quyết được sự phát triển chênh lệch về kinh tế và thu nhập giữa các tộc người trong xã hội. Cuộc xung đột sắc tộc ngày 13/5/1969 tại Kulalumpur xuất phát từ nguyên nhân trên.

Giai đoạn 1970 - 1990: Đây là giai đoạn chính phủ đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội "xây dựng lại xã hội Malaysia" để giải quuyết những mâu thuẫn xã hội. Chiến lược phát triển quốc gia trong thập kỉ 70 của chính phủ là hướng vào phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, hướng ra xuất khẩu. Chính phủ còn ban hành chính sách kinh tế mới với mục tiêu cấu trúc lại nền kinh tế - xã hội, từ giảm đến xóa bỏ nghèo đói bằng việc giảm sự cách biệt về thu nhập và phân phối giữa các tộc người, giữa các khu vực. Với những biện pháp và đường lối thích hợp, kinh tế của Malaysia

đạt mức tăng trưởng đạt 7,8%/năm, một tỉ lệ cao so với các nước đang phát triển lúc đó. Đến năm 1980, Malaysia đảm bảo 92% nhu cầu về lương thu. Sản lượng các ngành công nghiệp gia tăng đáng kể.

Cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, kinh tế Malaysia bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới nên mức độ tăng trưởng cũng chậm dần, sau đó rồi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Chính phủ Malaysia tiếp tục cho tiến hành điều chỉnh đường lối kinh tế của mình cho phù hợp với tình hình mới với kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1986 - 1990 ). Nhờ đó, đến năm 1990, nền kinh tế Malaysia được phục hồi, đạt nhiều thành tựu. Sản lượng nông nghiệp tăng 70% so với 1980. GDP đạt 6,7% (1986 - 1990). Tỷ lệ đói nghèo giảm, cơ cấu kinh tế thay đổi lớn dần đến sự cân bằng hơn giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Giai đoạn 1991 - 2020: Tháng 7/1991 chính phủ Malaysia đưa ra chính sách phát triển kinh tế quốc gia (1991 - 2000), mở đầu là kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1991 - 1995) nhằm cải thiện tính hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế. Mục tiêu của chính sách này là phấn đấu đưa Malaysia trở thành nước phát triển vào năm 2020. Tuy nhiên, năm 1997, Malaysia lại lâm vào khủng hoảng tài chính tiền nghiêm trọng. Sau khủng hoảng, nhờ những nỗ lực cải cách kinh tế xã hội của chính phủ nền kinh tế Malaysia nhanh chóng phục hồi và vươn lên hàng thứ hai trong khu vực sau Singapore.

Philipines

Philipines là đất nước sớm bị thực dân phương Tây xâm lược. Thế kỉ XVI, Tây Ban Nha xâm lược Philippines và thiết lập chế độ thuộc địa. Đến cuối thế kỉ XIX, với danh nghĩa giúp nhân dân Philippines chống thực dân, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha và hất cẳng Tây Ban Nha. Đến năm 1902, Philippines trở thành thuộc địa của Mĩ. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, ngày 4/7/1946, Philippines tuyên bố độc lập.

Philipines là nước cộng hòa theo chế độ tổng thống. Hệ thống nhà nước theo khuôn mẫu của Hoa Kì nhưng vận động trên cơ sở xã hội khác.

Sau khi giành độc lập, Philipines là một nước nông nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu là công nghiệp chế biến. Tư bản nước ngoài lũng đoạn nền kinh tế.

Philippines là quốc gia thực hiện chiến lược phát triển kinh tế sớm nhất ở Đông Nam Á. Từ cuối những năm 50, chính phủ Philippines thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Mục tiêu là nhằm thực hiện bảo hộ mậu dịch, khuyến khích phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu người dân trong nước và giảm sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Kết quả: Kinh tế Philippines có bước tăng trưởng đáng kể. GDP tăng từ 5 - 6% hằng năm trong những năm 1950 - 1959. Trong những năm 1960, nền kinh tế Philippines được đánh giá là có sự triển vọng nhất trong khu vực.

Vào đầu những năm 70, Philippines chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa mới - hướng ra xuất khẩu. Nội dung chính là khuyến khích kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp để làm chỗ dựa cho quá trình công nghiệp hóa. Nhờ vào nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, nhà nước tài trợ rộng rãi cho các chương trình phát triển nên trong thập niên 70, nền kinh tế Philippines phát triển nhanh chóng, tốc độ trung bình 6,2%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng, năm 1980 là 680 USD/người. Vào đầu thập niên 80, do tác động của cuộc khủng hoảng dầu lửa 1979 -1980, tình trạng khủng hoảng chính trị, kéo theo sự khủng hoảng kinh tế kéo dài. GDP giai đoạn 1980 - 1985: là -1,1%, 1984 - 1985 là 7,3%. Từ tháng 2/1986, tổng thống C.Aquino ( 1986 - 1992 ) lên cầm quyền đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế: tư nhân hóa các xí nghiệp và ngân hàng, tự do hóa đầu tư... ngăn chặn nguồn của cải chảy ra ngoài. Từ năm 1986, tổng thu nhập quốc dân của Philippines không ngừng tăng, năm 1986 là 6,8%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lại giảm dần vào đầu thập niên 90. Năm 1992 chỉ đạt 1%, số thất nghiệp là 18,3% so với mức thường là 9%.

Các đời tổng thống kế tiếp: Ramos (1992 - 1996 ), Aroyyo (1996 - 2000) lãnh đạo đất nước đều đưa ra những chính sách tích cực nhằm phục hồi nền kinh tế như duy trì ổn định chính trị, cải cách tài chính, thuế quan, luật đầu tư, tự do hóa thương mại... Kết quả nền kinh tế Philippines dần dần được phục hồi. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,7% vào năm 1996.

Năm 1997, Philippines cũng chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng nhờ sự nỗ lực của chính phủ, kinh tế Philippines sớm vượt qua khủng hoảng với mức tăng trưởng GDP 3,2% (1999), 4% (2000). Cũng như Malaysia, Thái Lan... và các nước khác, chính phủ Philippines phấn đấu cùng nhân dân đưa đất nước trở thành nước công nghiệp phát triển trong thời gian tới.

Thailand

Thailand là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị rơi vào số phận thuộc địa của thực dân phương Tây. Từ thời vua Chulalonkorn (Rama V), ông đã tiến hành những chính sách cải cách mới theo hướng tư sản đã đưa kinh tế nước này phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Cho đến giữa năm 1932, chế độ quân chủ chuyên chế mới bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập theo mô hình thể chế chính trị của Anh. Giới tư sản Thái Lan lên nắm quyền bắt đầu thực hiện đường lối phát triển đất nước của mình.

Trong những năm 40- 50, chính sách phát triển kinh tế của Thailand mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa. Nhà nước quốc hữu hóa các cơ sở kinh tế của phương Tây và gạt bỏ thế lực của Hoa kiều trong các ngành kinh tế. Tất cả các cơ sở kinh tế trở thành các cơ sở kinh tế của nhà nước và giao cho

người Thái quản lí. Nhà nước chú trọng xây dựng và phát triển khu vực kinh tế quốc doanh. Nhà nước hướng đến mục tiêu xây dựng một đất nước độc lập tự chủ và vì lợi ích của người Thái.

Tuy nhiên, những chính sách này đã không mang lại hiệu quả thiết thực. Các cơ sở kinh tế hầu như làm ăn thua lỗ. Thailand không thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài do sự can thiệp sâu của nhà nước vào các ngành kinh tế.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những bất ổn nảy sinh về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Thailand. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đầu thập niên 60. Thailand vẫn là nước nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu, lao động nông nghiệp chiếm 82% tổng số lao động cả nước, công nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Năm 1962, thu nhập bình quân đầu người là 85 USD.

Trước tình hình trên, Thailand đã hoạch định lại chiến lược phát triển kinh tế của mình với sự giúp đỡ của Ngân hàng thế giới. Thailand thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng xuất khẩu và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. Từ năm 1961, Thailand thực thiện kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội lần thứ nhất (1961 - 1966) và phát triển Kinh tế - xã hội lần thứ hai (1966 -1971) với phương châm khai thác và tận dụng các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Với chiến lược phù hợp và với sự giúp đỡ của Mỹ và các tổ chức quốc tế, Thailand đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong vòng 10 năm (1957 - 1967 ), công nghiệp nhẹ của Thailand tăng 90%, công nghiệp nặng tăng 383%, tỉ lệ lạm phát trung bình hằng năm là 2% (1962 -

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)