5. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Thái Lan
Là một trong những nước sáng lập ra ASEAN - một khối kinh tế khu vực được coi là phát triển năng động, song quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Thailand mới thực sự vào cuối những năm 80, khi nền kinh tế Thailand rơi vào những khủng hoảng nghiêm trọng. Trong tình hình toàn cầu hóa mang lại những cơ hội và nhiều thách thức cho một nền kinh tế đang phát triển, Thailand tất yếu phải chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và đạt những thành tựu đáng kể.
Sau khi hoàn thành Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1987- 1991), Thái Lan tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ bảy (1992 - 1996) và Kế hoạch 5 năm lần thứ tám (1997 - 2001). Mục tiêu của những kế hoạch lần này là tiếp tục chú trọng phát triển ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh du lịch, đồng thời cố gắng nâng cấp cơ sở hạ tầng khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng miền. Chính phủ triển khai nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư vào các tỉnh, thành phố và triển khai thực hiện các dự án lớn của quốc gia.
Từ giữa thập niên 90, bên cạnh thực hiện những chính sách cải cách nền kinh tế, Thailand đưa ra chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với tình hình mới trong đó chú trọng 4 nội dung: đào tạo nhân lực, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu và tăng cường thâm nhập vào thị trường mới mở cửa.
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, việc duy trì và củng cố các thị trường truyền thống như Mĩ, EU, Nhật Bản, chính phủ còn xúc tiến việc tìm kiếm những thị trường mới. Thailand là nước đề xuất ý tưởng thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tích cực góp phần vào việc triển khai AFTA. Bằng những biện pháp hữu hiệu và những cố gắng tích cực, những năm đầu thập niên 90 nền ế Thailand tiếp tục tăng trưởng với mức trung bình khoảng 8%/năm. Tuy nhiên, Thailand lại
chính là nước khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 và để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Đến tháng 9/1998, số nợ nước ngoài của Thailand lên tới 86,4 tỉ USD, trong đó 2/3 là nợ thuộc khu vực tư nhân. Chỉ trong một năm, cuộc khủng hoảng này đã làm suy thoái nền kinh tế Thailand và kiệt quệ 10% GDP nền kinh tế này. Với sự giúp đỡ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Thailand tiến hành những biện pháp để lànhmạnh hóa thể chế tài chính, tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ tài chính chính thức (ODA), thực hiện những chi tiêu khắc khổ để phục hồi nền kinh tế. Từ cuối năm 1999, nền kinh tế Thailand bắt đầu tăng trưởng trở lại mức dương. Đầu thế kỉ XXI, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bắt đầu chậm lại. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, chính phủ Thailand đặc biệt chú trọng đến việc hướng nền kinh tế vào sự phát triển bền vững hơn trong Kế hoạch 5 năm lần thứ chín (2001 -2005).
Năm 2001, chính phủ mới Thaksin đã ý định kích cầu nội địa và giảm sự phụ thuộc của Thái Lan vào ngoại thương và đầu tư. Từ đó, Thailand đi theo chính sách kinh tế "đường đôi" kết hợp kích thích nội địa với xúc tiến các thị trường mở và đầu tư nước ngoài. Loạt chính sách này được biết đến với tên gọi Thaksinomics. Với những nỗ lực của mình, Thailand đã phát triển đúng hướng, tốc độ tăng trưởng chậm nhưng vững chắc hơn, từ mức tăng trưởng 2,3% năm 2002 lên mức 4,5% năm 2005. Tỉ lệ người dưới ngưỡng nghèo giảm xuống còn 7,1% (2004). Tỉ lệ người thất nghiệp cũng chỉ còn 1,7% (2005). Thailand là quốc gia có tỉ lệ người thất nghiệp thấp nhất thế giới (theo Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO).
Trong nhóm ASEAN 6, Thailand là nước xếp thứ tư sau Singapore, Brunei, Malaysia về trình độ phát triển kinh tế với thu nhập quốc dân bình quân đầu người đạt 1941 USD năm 2000. Từ một nước nông nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu gạo và nông sản, Thailand đã trở thành một nước nông - công nghiệp với mức tăng trưởng kinh tế cao và một nền dịch vụ phát triển.
Thailand đã thiết lập những mối quan hệ kinh tế gắn bó với nhiều nền kinh tế của các nước và khu vực trên thế giới. Thailand là nước thành công nhất trong khối ASEAN về việc thu hút FDI, bình quân hàng năm thu hút trên 6,5 tỉ USD vốn FDI (cao hơn so với Malaysia và Singapore). Năm 2005, Thailand thu hút được 56,542 tỷ USD vốn FDI. Từ năm 2002, Thailand không còn là nước nhận viện trợ ODA nữa. Thailand đã đóng góp 60 triệu USD viện trợ cho các nước láng giềng trong năm 2005. Năm 2003, Thailand trả hết số nợ cuối cùng 1,6 tỷ USD trong tổng số 12 tỷ USD mà IMF cho vay để vượt qua khủng hoảng.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thailand và là nhà cung cấp lớn thứ hai sau Nhật Bản. Trong khi các thị trường truyền thống của Thailand là Bắc Mĩ, Nhật Bản, châu Âu, sự phục hồi các đối tác thương mại khu vực của Thailand giúp quốc gia này tăng xuất khẩu 5,8% (2002), năm 2006 xuất khẩu đạt 123,5 tỷ USD. Kể từ năm 2005, sự gia tăng xuất khẩu ôtô do Nhật Bản chế tạo đã
giúp tăng nhanh cán cân thương mại với hơn 1 triệu chiếc xe hơi được sản xuất vào năm 2006. Nhờ đó, Thailand đã gia nhập vào nhóm tóp 10 quốc gia xuất khẩu ôtô.
Để đẩy mạnh quá trình hội nhập, Thailand sớm trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Chính vì vậy, Thailand đã nhận được sự hỗ trợ quý báu của IMF vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Đồng thời, là thành viên của WTO, Thailand có nghĩa vụ thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại, đây cũng là nội dung quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Thailand.