Sơ lược lịch sử phát triển của các quốc gia Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 34)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Sơ lược lịch sử phát triển của các quốc gia Đông Na mÁ

Theo các di chỉ khảo cổ học và dân tộc học mà các nhà khoa học phát hiện và nghiên cứu, Đông Nam Á là một trong những nơi có con người sinh sống từ rất sớm.

Về thành phần chủng tộc, đại đa số cư dân Đông Nam Á được hình thành từ sự pha trộn giữa hai đại chủng Môngôlôit và Oxtralôit tạo thành một tiểu chủng riêng biệt mang những yếu tố chung của hai đại chủng, gọi là tiểu chủng Đông Nam Á. Tiểu chủng này bao gồm hai nhóm chính: nhóm Anhdônêdiêng mang nhiều yếu tố của đại chủng da đen hơn, nhóm này sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên (Việt Nam) và vùng rừng núi các nước hải đảo; nhóm Nam Á mang yếu tố da vàng nhiều hơn, thuộc phần lớn cư dân Đông Nam Á còn lại.

Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo cho cư dân Đông Nam Á có một nền văn hóa bản địa truyền thống mang tính tương đồng trên cơ sở của nền văn minh lúa nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, cư dân Đông Nam Á cũng đã tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc một cách chọn lọc trên cơ sở văn hóa bản địa có từ trước. Văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á không ngừng biến đổi tạo nên sự đa dạng văn hóa trên toàn vùng.

Do vị trí địa lí đặc biệt, là ngã tư đường của những nền văn hóa lớn trên thế giới, Đông Nam Á trở thành nơi tiếp nhận gần như toàn bộ các tôn giáo lớn trong lịch sử nhân loại: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo...

Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỉ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kì ra đời và phát triển ở phía Nam khu vực Đông Nam Á.

Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là thời kì các nước nhỏ hình thành theo sự hợp nhất các tộc người thành các quốc gia "dân tộc".

Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến "dân tộc" ở Đông Nam Á. Đến sau thế kỉ XVI, Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ ngay trong lòng chế độ phong kiến ở mỗi quốc gia. Sự suy thoái ở các quốc gia diễn ra không đồng đều về mặt thời gian. Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào Đông Nam Á là nhân tố cuối cùng dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực.

Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây lần lượt đến xâm lược Đông Nam Á hải đảo rồi Đông Nam Á hải đảo. Các nước bị xâm chiếm sớm nhất là Malaysia, Indonesia, Philippines. Ở các nơi khác đến giữa thế kỉ XIX cũng lần lượt rơi vào ách thực dân của các nước phương Tây. Dù khác nhau về thời gian bị xâm lược nhưng hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước phương Tây, trừ trường hợp của Thailand nhờ vào chính sách ngoại giao khôn khéo và chính sách cải cách trong nước nên Thailand đã tránh khỏi số phận trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Chủ nghĩa thực dân đến Đông Nam Á và đặt ách thống trị lên khu vực này vào những thời gian khác nhau với những màu sắc của các nước tư bản khác nhau, có ảnh hưởng không nhỏ đến con đường lịch sử của các nước Đông Nam Á đi theo những hướng khác nhau.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á lần lượt bị Nhật Bản chiếm đóng. Khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh, các nước phương Tây tìm cách quay lại các thuộc địa cũ nhưng vấp phải phong trào giải phóng dân tộc của các nước đang lên cao của các dân tộc ở Đông Nam Á dẫn đến sự ra đời của một loạt các quốc gia độc lập như Việt Nam (1945), Philippines (1946), Myanmar (1948), Indonesia (1950), Malaysia (1957), Singapore (1965), Brunei (1985).

Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á lựa chọn cho mình một hướng phát triển riêng nhưng đều có quan điểm chung là muốn phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi quốc gia thì phải có sự liên kết với nhau để phát triển kinh tế và ngăn chặn những can thiệp từ bên ngoài bằng cách thiết lập một tổ chức khu vực. Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, ngoại trưởng 5 nước Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore đã họp ở Bangkok và ra tuyên bố thành lập

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeas Asian Nations - viêt tắt là ASEAN). Hiện ASEAN có 10 nước thành viên, Đông Timor là quan sát viên.

Nhờ những chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục tích cực, một số nước thành viên ASEAN đã phát triển nhảy vọt trong thời gian ngắn. Singapore được xem là nước phát triển nhất ở Đông Nam Á, được xếp vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Countries - viết tắt là NICs) từ những năm 1980 và được xem là một trong "bốn con hổ châu Á" cùng với Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Một số nước khác cũng phát triển nhanh chóng như Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines. Một số nhà nghiên cứu đã đưa 5 nước Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines vào nhóm HPAEs (High Performing Asian Economies - các nền kinh tế châu Á phát triển nhanh). Một số chuyên gia của Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng đã xếp Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines vào nhóm các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (Newly Industrialied Economies) hay các con hổ nhỏ châu Á mới bởi thành tích tăng trưởng kinh tế của họ.

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 34)