Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châ uÁ năm 1997 đến quá trình

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 51 - 52)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châ uÁ năm 1997 đến quá trình

Chính sách tiền tệ nới lỏng và tự do hóa tài chính của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 90 tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trên thế giới tìm cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á trong đó có các nước ASEAN-4 (Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand) thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Thêm vào đó lãi suất ở châu Á cao hơn các nước phát triển, vì thế các dòng vốn quốc tế ồ ạt chảy vào các nước châu Á và các nước đang phát triển ở Đông Nam Á. Sự kiện Thailand tuyên bố thả nổi đồng Bath tháng 7/1997 làm mất giá các đồng tiền khác và việc các nhà cho vay quốc tế đột ngột rút tiền về nước là nguyên nhân trực tiếp làm cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ. Trong khi xảy ra khủng hoảng, nó còn bộc lộ khả năng xử lý yếu kém của các nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ ra các nước khủng hoảng phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá đến nỗi cạn kiệt dự trữ ngoại hối nhà nước mà còn lại làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.

Nền kinh tế của Thailand được IMF cảnh báo có mức tăng trưởng quá nóng. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thailand có sự điều chỉnh. Ngày 14 và 15/5/1997, đồng Bath Thailand bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Lúc đầu thủ tướng Thailand Chavalit Youngchaiyudh tuyên bố không phá giá đồng bath nhưng rồi cũng thả nổi nó vào ngày 2/7/1991. Lập tức nó mất giá gần 50%. Năm 1998, 56 bath mới đổi được 1 USD. Nhiều công ty tài chính ở Thailand phá sản. IMF liên tiếp cung cấp những gói cứu trợ với gần 20 tỷ USD cho Thailand .

Ở Philippines, sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngân hàng trung ương Philipines cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn từ 15% đến 24%, đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng. Khủng hoảng tài chính càng nghiêm trọng thêm do khủng hoảng chính trị liên quan đến các vụ bê bối của tổng thống Joseph Estrada.

Ở Malaysia, sau khi Thailand thả nổi đồng bath, đồng ringgit của Malaysia cũng bị giảm giá mạnh từ 3,75 xuống còn 4,20 ringgit/dollar. Phần lớn sức ép giảm giá đối với đồng ringgit từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường nước ngoài. Lượng vốn chảy ra khỏi Mlaysia đạt tới mức 24,6 tỷ USD.

Ở Indonesia, khi Thailand thả nổi đồng bath, các cơ quan tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa rupiah và dollar Mỹ từ 8% đến 12%. Đồng rupiah của Indonesia cũng lần lượt bị giới đầu cơ tấn công và chế độ thả nổi hoàn toàn thay thế cho chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý trước đó. Đồng rupiah liên tục bị mất giá. IMF buộc phải viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ USD. Đồng rupiah mất giá làm suy yếu các công ty Indonesia, nợ nần của các công ty tăng lên. Các công ty đồng loạt đẩy mạnh mua dollar làm cho tình tình lạm phát tăng vọt. Lạm phát tăng tốc cùng với những chính sách khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến tình hình Indonesia thêm căng thẳng khi chính phủ bỏ trợ giá lương thực và xăng. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng bùng phát dẫn đến hàng trăm người chết. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội kéo theo khủng hoảng về chính trị. Giữa năm 1998, Suharto buộc phải từ chức tổng thống.

2.3. Những thành tựu trong quá trình hội nhập của các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á từ năm 1990 đến năm 2006

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)