5. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Toàn cầu hóa tạo ra những mâu thuẫn gay gắt và sự cạnh tranh quyết liệt cho các
các nước đang phát triển, đặt các nước này trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa.
Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa làm tham gia vào cái gọi là "luật chơi chung". Do có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý và thực sự chi phối thị trường thế giới trong quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển luôn nắm quyền quyết định và thực hiện những biện pháp có lợi cho họ. Các nước đang phát triển thường phải chịu những thiệt thòi trên các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Về kinh tế, các nước phát triển luôn dùng sức mạnh để ép các nước đang phát triển phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho mình, tạo nên những bất lợi cho các nước đang phát triển. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là tham gia vào thị trường thế giới. Đặc trưng của thị trường là cạnh tranh, nhưng thị trường hiện nay lại do các nước tư bản lớn chi phối theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé", "mạnh được, yếu thua". Điều đó đặt các nước đang phát triển vào nguy cơ ngày càng lệ thuộc, mất dần tính độc lập tự chủ, trở thành bãi thải công nghệ của các nước phát triển, làm cho đất nước tụt hậu ngày càng xa.
Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm của các nước đang phát triển ở Đông Nam Á trong quá trình hội nhập quốc tế vì mỗi nước phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới, không để tụt hậu so với các nước khác. Trước yêu cầu gay gắt của bối cảnh thế giới, giữa các nước, đặc biệt các nước đang phát triển ở Đông Nam Á cũng bước vào giai đoạn chạy đua trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Trong cuộc chạy đua này, Singapore là nước chiếm vị trí cao nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 2 trên thế giới về khả năng cạnh tranh nhờ vào cơ sở hạ tầng và môi trường tốt. Ở Đông Nam Á, Malaysia đứng sau Singapore, sau đó là Thailand, Philippines và Indonesia.
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2005 2006 2007 Singapore 1/53 2/59 4/75 4/80 6/102 2/155 3/61 2/61 Malaysia 16/53 24/59 30/75 27/80 20/102 21/155 23/61 23/61 Thái Lan 30/53 30/59 33/75 31/80 32/102 20/155 32/61 33/61 Philippines 33/53 36/59 48/75 63/80 32/102 113/155 45/61 Indonesia 37/53 43/59 64/75 69/80 66/102 114/155 54/61 Việt Nam 48/53 52/59 60/75 62/80 60/102 99/155 Nguồn: [42; tr. 156] www. thanhnien.com.vn
3.2.2. Toàn cầu hóa làm tăng khả năng phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia và trong nội bộ các nước.