Sự khủng hoảng, bất ổn về chính trị, sự gia tăng của xung đột sắc tộc, tôn giáo,

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 72 - 75)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Sự khủng hoảng, bất ổn về chính trị, sự gia tăng của xung đột sắc tộc, tôn giáo,

tế của các nước.

Trên con đường phát triển kinh tế, khủng hoảng chính trị và khủng hoảng kinh tế có tác động qua lại lẫn nhau. Khủng hoảng kinh tế - tài chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng về chính trị. Ngược lại, khủng hoảng chính trị cũng lại là trở lực trên con đường phát triển của các nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm gần đây, tình trạng xung đột, bạo lực và khủng hoảng chính trị gia tăng ở một số quốc gia Đông Nam Á đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự

phát triểnkinh tế của các nước này. Đơn cử một số trường hợp, trong đó trường hợp Thailand là điển hình nhất.

Trên bước đường đưa đất nước mình phát triển đuổi kịp với các nước tiên tiến khác sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997, chính phủ Thailand vấp phải một cuộc khủng hoảng chính trị được xem là trầm trọng nhất trong những thập kỷ qua. Ngày 19 tháng 9 năm 2006, một cuộc đảo chính quân sự đã tiến hành lật đổ chính phủ Thaksin, hủy bỏ Hiến pháp, giải tán Quốc hội và Tòa án, giám sát và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật, đưa tướng Surayud Chulanont lên làm Thủ tướng. Nhiều cuộc biểu tình lớn diễn ra tại Bangkok. Tình trạng hỗn loạn trên chính trường báo hiệu nền kinh tế của vương quốc này đang đứng bên bờ của sự suy thoái nặng nề.

Từ tháng 5 năm 2006, những dấu hiệu xấu đã xuất hiện trong nền kinh tế khi niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm do tỷ lệ lạm phát tăng tới 6,2%. Đa phần các ngân hàng nước ngoài rút lại các khoản cho vay dự kiến và cảnh báo về dấu hiệu của khủng hoảng tài chính. Các cam kết về đầu tư nước ngoài không được thực hiện. Từ đây sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền trong các hoạt động kinh tế.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và vụ sóng thần năm 2004, kinh tế Thailand phát triển trong tình trạng khó khăn. Nhưng khi nền kinh tế Thailand bắt đầu hồi phục thì các vấn đề chính trị nước này lại có những tác động xấu. Công bằng mà nói, Thaksin Shinawatra là một nhà kinh doanh tài giỏi khéo lèo lái đất nước Thailand sang một giai đoạn mới sau khủng hoảng năm 1997. Dưới thời kì của chính phủ Thaksin, Thailand đã tuyên bố "độc lập" với IMF năm 2003, cũng năm này, Thailand trả hết số nợ cuối cùng 1,6 tỷ USD trong tổng số 12 tỷ USD mà IMF cho vay để vượt qua khủng hoảng. Kinh tế Thailand nhộn nhịp và khởi sắc hơn từ khi chính phủ Thaksin lên cầm quyền. Nền kinh tế Thailand phát triển khá vững chắc từ đó.

Dù diễn ra khá êm ả nhưng cuộc đảo chính ở Thái Lan là một cú sốc thực sự với nhiều quốc gia trong khu vực và ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư. Việc tạo dựng một hình ảnh mới cho Thailand để thu hút các nhà đầu tư đến với nước này là một thách thức lớn.

Chính trị bất ổn và tình trạng bạo lực leo thang ở các tỉnh miền Nam Thailand làm cho nền kinh tế Thailand chịu những hậu quả xấu. Người Thái cảm thấy lo ngại trước triển vọng ảm đạm của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước khiến lòng tin tiêu dùng của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Các nhà đầu tư cũng quay bước khỏi Thailand. Ngay sau cuộc khủng hoảng, 3 hãng sản xuất ôtô của Nhật gồm Nissan, Honda và Mazda đã đóng cửa nhà máy tại Thailand.

Trong khoảng một thập niên gần đây, Đông Nam Á trở thành một trong những điểm nóng trên thế giới của các cuộc bạo lực dưới lớp áo tôn giáo, sắc tộc hay phong trào ly khai hoặc khủng bố. Tình

trạng này xảy ra liên tục và phổ biến ở miền Nam Philippines, Nam Thailand và Indonesia. Tình trạng này tạo nên sự bất ổn về chính trị cũng như lo ngại từ các nhà đầu tư hay từ phía dịch vụ du lịch - một nguồn thu nhập không nhỏ cho các nước này.

Đông Nam Á là khu vực có tính đa dạng về sắc tộc và tôn giáo. Từ sau những năm 90 trở đi, cùng với gia tăng của sức ép toàn cầu hóa, đặc biệt sau sự kiện khủng hoảng tài chính năm 1997, các cuộc xung đột xã hội và phong trào ly khai dân tộc có cơ hội bùng nổ. Điển hình là ở Indonesia, từ năm 1998 bùng nổ các xung đột giữa người địa phương và người Hóa, giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa tín đồ Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Sự kiện Đông Timor tách khỏi Indonesia năm 1999 gây nên hiệu ứng domino cho toàn khu vực. Trong năm 2000, hơn một nửa tổng số 26 tỉnh ở Indonesia có xu hướng ly khai hoặc bất mãn với chính quyền trung ương. Nguyên nhân sâu xa của những xung đột này là do tình trạng xung đột về lợi ích giữa các thành viên, cộng đồng trong xã hội, là sự bất công hay bị phân biệt đối xử của chính quyền trung ương về kinh tế cũng như truyền thống văn hóa. Chính vì vậy, những người Hồi giáo ở Midanao (Philippines), người Aceh (Indonesia), người Hồi giáo ở Nam Thailand đã nổi dậy những năm gần đây. Từ nổi dậy đòi quyền lợi chuyển thành xu thế đòi ly khai, đòi quyền tự trị. Những thế lực cực đoan lợi dụng điều này, đặc biệt những phần tử quá khích Hồi giáo đã đòi hỏi thống nhất Hồi giáo phạm vi khu vực và thế giới.

Đứng trước tình hình đó, chính phủ các nước Đông Nam Á đã tìm mọi cách khắc phục. Chính phủ Indonesia tích cực giải quyết những đòi hỏi của các điểm nóng ở Aceh, Tây Irian (Papua) bằng việc gia tăng quyền tự trị cho họ. Chính phủ Thailand và Philippines cũng làm tương tự. Chính phủ Thailand và Malaysia thông qua chiến lược phát triển chung nhằm phát triển vùng biên giới giữa hai nước, ngăn chặn làn sóng bạo lực ở Nam Thailand và sự gia tăng tính cực đoan Hồi giáo ở các tỉnh phía Bắc Malaysia . Ngoài những biện pháp về kinh tế xã hội như gia tăng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở những vùng nghèo đói, vùng dân tộc thiểu số, tăng cường đối ngoại, giao lưu văn hóa, mở rộng tự do, dân chủ đến các địa phương, vùng sâu, vùng xa, chính phủ các nước này cũng tăng cường biện pháp mạnh trấn áp các phần tử nổi dậy, kiểm soát chặt chẽ các khu vực biên giới. Từ đầu năm 2005, chính phủ Thailand phê chuẩn ngân sách 18,8 tỷ bath để thiết lập thêm một sư đoàn bộ binh mới với 12.000 người đóng tại 3 tỉnh miền Nam Thailand và tăng cường kiểm soát biên giới với Malaysia.

Khủng bố là vấn đề phức tạp trong lịch sử thế giới, với nhiều hình thức: khủng bố tôn giáo, khủng bố mang tính thế lực MAFIA và khủng bố mang tính chính trị. Trước sự kiện 11/9 ở Mỹ, Đông Nam Á không quan tâm nhiều đến vấn đề khủng bố, mặc dù có một số sự kiện quan trọng như vụ đánh bom xe buýt ở thủ đô Manila (Philippines), vụ đánh bom các nhà thờ Thiên chúa giáo ở Indonesia... vào năm 2000. Nhưng từ sau khi Mỹ phát động chiến dịch chống khủng bố thì Đông Nam Á được xem là "Mặt trận thứ hai chống khủng bố" của Mỹ. Từ đó, Đông Nam Á được xem là một trong

những địa điểm nóng bỏng của khủng bố quốc tế. Mặc dù có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ của Mỹ và hoạt động tích cực của các quốc gia trong khối ASEAN nhưng những hành động bạo lực vẫn tiếp tục hoành hành ở nhiều nơi ở Indonesia, Philippines và Thailand. Điển hình là vụ đánh bom ở Balia tháng 10/2002 làm gần 200 người chết và hàng trăm người bị thương; vụ bùng phát bạo lực ở 3 tỉnh miền Nam Thailand từ đầu năm 2004, các vụ khủng bố xảy ra ngày 28/4/2004 làm hơn 100 người thiệt mạng và vụ ngày 25/10/2004 làm 85 người thiệt mạng. Mặc dù chính phủ Thailand có gia tăng quân đội đến vùng này nhưng khủng bố không có chiều hướng suy giảm. Ở Philippines cũng có tình trạng tương tự. Ngày 14/2/2005, xảy ra 3 vụ đánh bom ở Manila, Santos và Davao làm hàng chục người chết.

Nhận thức tầm nguy hại của chủ nghĩa khủng bố ở khu vực, các nước ASEAN gia tăng đối phó và tìm mọi biện pháp giải quyết tận gốc những nguy cơ khủng bố trong chính sách của từng nước. Các nước Idonesia, Thailand, Philippines ban hành luật chống khủng bố. Malaysia tiếp tục xiết chặt luật An ninh nội bộ (ISA). Tuy nhiên, khủng bố vẫn có nguy cơ xảy ra làm cho tình hình an ninh khu vực ít được cải thiện, tác động không nhỏ đến sự ổn định để phát triển của khu vực.

3.2.7. Trình độ tri thức và công nghệ thấp khi chuyển sang nền kinh tế tri thức, sự tranh chấp lãnh thổ và các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)