5. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Toàn cầu hóa đem lại cơ hội cho các nước đang phát triển ở khu vực Đông Na mÁ
đuổi kịp dần các nước tiên tiến trên thế giới.
Muốn phát triển đất nước, mỗi quốc gia đều phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước, để đạt kết quả khả quan các nước đều phải biết khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó phải ưu tiên về nguồn lực con người, khoa học công nghệ và vốn.
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa đặt các nước vào trong sự cạnh tranh quyết liệt, qua đó tạo động lực thúc đẩy cho việc nâng cao trình độ mọi mặt người lao động, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo phải biết đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý nguồn lao động hiện có, biết tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế để thu lợi nhuận cao.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ tám (1997 - 2001), Thailand đã khẳng định rằng, nguồn nhân lực có học vấn cao là nhân tố cần thiết cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Vì thế, mục tiêu của Thailand đến năm 2020 là nâng tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học so với lứa tuổi lên khoảng 40%. Đồng thời phát triển hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm phục vụ cho nền công nghiệp hướng tới xuất khẩu những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao. Đây là nhân tố quan trọng để đẩy mạnh mục tiêu GDP đạt mức 12 000 USD/người vào năm 2020 của Thailand. Năm 2002, Thailand dành cho giáo dục 5% GDP ngang với 30% tổng chi ngân sách của chính phủ. Các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á cũng xác định vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố để phát triển kinh tế nên mỗi nước đều có chính sách phát triển giáo dục riêng, nhưng nhìn chung đều hướng đến nâng cao tay nghề, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cho công nhân và đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cao cho nền kinh tế. Vì thế, các nước đều dành nguồn ngân sách cho phát triển giáo dục ở mức cao.
Bảng chi tiêu nhà nước cho giáo dục (1992 - 1994)
Nước Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục (%) Singapore 3,3 Thái Lan 3.8 Malaysia 5,3 Philippines 2,4 Indonesia 1,3
Nguồn: Human Development Report, 1997, UNDP.
Trong các nước Đông Nam Á, Philippines nổi lên là một quốc gia giàu có nguồn vốn nhân lực. Lực lượng lao động ở Philippines có chất lượng tương đối cao thể hiện qua tỉ lệ người biết chữ cao (92,6% năm 2002). Việc dùng tiếng Anh thông thạo tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếp những thành tựu khóa học kĩ thuật hiện đại của thế giới, là một trong những nhân tố góp phần đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triền như vũ bão lôi cuốn các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển vào trong xu hướng chung phải có sự tham gia vào việc áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mói để phát huy tiềm năng lợi thế của dân tộc và để đưa đất nước phát triển, chỉ có đổi mới công nghệ mới làm cho lực lượng sản xuất phát triển, thay đổi về chất, trên cơ sở đó tạo sự phát triển bền vững cho đất nước. Vì vậy, vấn đề đổi mới công nghệ là mối quan
tâm hàng đầu của các quốc gia. Thông qua thị trường mở cửa của toàn cầu hóa, các quốc gia có thể trao đổi những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, làm cho nền khoa học - công nghệ mỗi nước vừa phát huy khả năng vốn có vừa tiếp thu những tiến bộ của nền khoa học - công nghệ trên thế giới. Để phát triển đất nước, chính phủ các nước đang phát triển đặc biệt chú trọng đến việc thu hút nguồn vốn từ nhiều nơi. Muốn đào tạo được nguồn nhân lực, phát triển công nghệ đều phải có vốn. Trong vấn đề này, toàn cầu hóa đã tạo cho các nước đang phát triển những cơ hội lớn. Thông qua mở cửa thị trường, các nước có thể đẩy mạnh xuất khẩu, thu ngoại tệ để đổi lấy công nghệ hoặc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Nhờ đó mà các nước như Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines đã tạo được sự phát triển nhanh, thu hẹp dần khoảng cách và từng bước tiến kịp dần các nước phát triển.