Luôn tự quảng bá hình ảnh mình

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 81)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4.7. Luôn tự quảng bá hình ảnh mình

Tạo dựng hình ảnh một đất nước năng động, an toàn, mở cửa, sẵn sàng hợp tác với các nước trên thế giới là chính sách mà các nước đang phát triển trong khu vực thực hiện. Thông qua những chuyến công du nước ngoài của các quan chức, doanh nhân hay đăng cai tổ chức một sự kiện văn hóa, thể thao... là việc làm mà các nước tiến hành để thông qua đó quảng bá hình ảnh đất nước mình đến các nước trên thế giới. Đó cũng là cách để vừa quảng bá du lịch, giới thiệu nền văn hóa của nước vừa thu hút các nhà đầu tư chú ý đến. Với những nỗ lực và việc làm thiết thực, Singapore, Malaysia,Thailand... là những nơi luôn được chú ý đến nhiều nhất khi người ta nghĩ đến Đông Nam Á vì cách quảng bá hình ảnh nước họ. Tận dụng những tiềm năng du lịch sẵn có kết hợp với việc tổ chức các lễ hội lớn đã thu hút một lớn khách du dịch đến làm lợi cho các nước biết tận dụng và khai thác yếu tố này trong nền kinh tế. Thực tế cho thấy, Malaysia là nước có hoạt động du lịch phát triển và năng động nhất trong khu vực, đem lại nguồn ngoại tệ lớn thứ hai cho nước này sau công nghiệp chế tạo. Chưa bao giờ như hiện nay Việt Nam cũng đang tích cực đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của mình thông qua các hoạt động như thế.

Từ những cơ hội và thách thức mà toàn cầu hóa mang lại cho các nước đang phát triển ở Đông Nam Á. Người ta nhận thấy nhiều sự thay đổi ở các nước này. Bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội là những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển như phân hóa giàu nghèo, cơ sở hạ tầng, trình độ nhân lực với nhu cầu phát triển kinh tế.... Những thành tựu mà các nước đạt được ở những mức độ khác nhau nhờ vào những chính sách của từng quốc gia. Các nước này có những cách thức khác nhau trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước khi tranh thủ những cơ hội từ bên ngoài và khai thác nội lực bên trong và hạn chế những rủi ro, thách thức mà toàn cầu hóa mang lại. Những bài học kinh nghiệm rút ra được từ thực tiễn các nước đang phát triển ở Đông Nam Á sẽ giúp các nước này và những nước khác trong khu vực tiếp thu có chọn lọc và vận dụng phù hợp với tình hình nước mình.

KẾT LUẬN

Từ sau chiến tranh lạnh tình hình thế giới càng phát triển sôi động khi các nước đẩy mạnh tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến từng quốc gia trên thế giới không phân biệt là nước phát triển, đang phát triển hay nước nghèo. Nó tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho tất cả các nước. Toàn cầu hóa là một sự tất yếu khách quan của lịch sử. Các quốc gia trong quá trình phát triển không thể đứng ngoài vòng xoáy của nó. Toàn cầu hóa cuốn chúng ta vào cơn lốc của những mâu thuẫn, nó tạo cơ hội cho nhiều nước đẩy mạnh phát triển kinh tế, tiếp nhận những thành tựu công nghệ mới, những tri thức mới, tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa các nền văn hóa lớn... nhưng đồng thời nó cũng làm tổn hại đến sự tăng trưởng kinh tế, nguy cơ đến chủ chủ quyền an ninh quốc gia, sự băng hoại giá trị đạo đức và bản sắc văn hóa các dân tộc... Đối mặt với toàn cầu hoá, các nước luôn có cái nhìn cẩn trọng, xem xét và đưa ra những chính sách phù hợp để biết tranh thủ những cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại và hạn chế những trở ngại thách thức của toàn cầu hóa.

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á cũng đã chịu những tác động không nhỏ của toàn cầu hóa. Những chuyển đổi chính sách kinh tế kịp thời phù họp trong tình hình mới của thế giới giúp các nước trong khối ASEAN-5 (gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines) phát triển kinh tế đạt nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra năm 1997 - 1998 đầu tiên ở Thailand sau đó lan ra một số nước ở châu Á và ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới đã cắt ngang đường phát triển đi lên của các nước này. Mặc dù chịu tác động ở những mức độ khác nhau nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đã làm thiệt hại nặng nề nền kinh tế các nước đang phát triển ở Đông Nam Á. Đồng thời, nó cũng đã thể hiện những điều bất lợi khi các nước tham gia vào quá trình này với mức rủi ro cao. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như IMF, WB... và nhờ vào những chính sách cải cách phù hợp của chính phủ, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của mình và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao.

Trong các quốc gia ở Đông Nam Á, Singapore là một đất nước tiêu biểu cho sự thành công trong quá trình hội nhập quốc tế và tranh thủ những cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại. Công lao rất lớn thuộc về những người lãnh đạo của đất nước này từ chính phủ của Thủ tướng Lý Quang Diệu đến chính phủ Thủ tướng Lý Hiển Long. Là một đất nước không giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ vào đường lối xây dựng đất nước vững chắc tập trung vào những lợi thế nội lực và phát huy những cơ hội từ bên ngoài, Singapore đã từng bước phát triển nhanh chóng với tốc độ phát triển kinh tế cao nhất trong khu vực và là nước đầu tiên ở Đông Nam Á được xếp vào hàng ngũ các nước công nghiệp hóa mới (NICs), là một trong bốn con rồng ở châu Á gồm Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Singapore là tấm gương điển hình cho sự phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế và

trong bối cảnh toàn cầu hóa mà các nước đang phát triển khác trong khu vực phải học tập, trong đó có Việt Nam.

Sau Singapore và Brunei, Malaysia, Thailand, Philippines, Indonesia là những nước đang phát triển có tốc độ phát triển kinh tế cao so với các nước khác trong khu vực. Đây là những nước chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 nhưng đã dần dần hồi phục và tiếp tục tăng trưởng kinh tế cao, là những nước nằm trong nhóm 61 nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đã có những tác động đến những nước này không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tùy vào điều kiện của từng nước, chính phủ các nước đã có những chính sách phù họp để tận dụng khai thác những nguồn lực trong nước và tranh thủ những cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại để phát triển kinh tế. Sự điều chỉnh chính sách và đưa ra những chiến lược hội nhập kinh tế của chính ở các nước đang phát triển này có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước mình hướng đến mục tiêu xây dựng một đất nước công nghiệp hiện đại trong khoảng hai thập niên đầu thế kỉ XXI.

Toàn cầu hóa đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nước đang phát triển ở Đông Nam Á. vềcơ hội, toàn cầu hóa mở ra khả năng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, lôi kéo các nước đang phát triển vào trào lưu văn minh của nhân loại. Các nước đang phát triển đã thu hút một lượng lớn vốn từ các nhà đầu tư lớn trên thế giới để phát triển kinh tế, đồng thời tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ hiện đại, một yếu tố cần thiết để xây đựng đất nước công nghiệp. Trên cơ sở đó, các nước đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sản xuất và công cuộc xây dựng kinh tế quốc gia ở Đông Nam Á, Singapore là nơi có môi trường tốt nhất cho nguồn FDI chảy vào. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng được xem là tiềm năng được các nhà đầu tư để ý. Môi trường đầu tư thuận lợi như hệ thống chính sách đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng đạt chất lượng, nguồn nhân lực có trình độ... là điều kiện tốt nhất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Sự sụt giảm nguồn FDI gần đây ở Indonesia cho thấy những bất ổn trong tình hình chính trị xã hội, với cơ sở hạ tầng thấp kém, nạn tham nhũng trầm trọng... sẽ làm mất lòng tin ở các nhà đầu tư và là điểm bất lợi cho các nước nếu như không có chính sách cải thiện.

Toàn cầu hóa còn đem lại những cơ hội để khai thác những nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển và đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ở Đông Nam Á ở mức độ ổn định và tiếp tục tăng. Trong đó, Singapore là nước phát triển nhất với mức độ tăng trưởng trung bình từ 6-7%.

Toàn cầu hóa cũng đã tạo điều kiện cho các nước thực hiện hợp tác để cùng phát triển thông qua các chính sách ngoại giao song phương và đa phương. Các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á đều nằm trong khối ASEAN, có mối quan gắn kết chặt chẽ, hợp tác cùng phát triển trong nội khối. Đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới và khu vực, đặc biệt hướng đến

các nước lớn phát triển ở Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.... Qua đó, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ các nước này.

Thông qua toàn cầu hóa, các nước Đông Nam Á còn có dịp giao lưu văn hóa giữa các khu vực trên thế giới và phổ biến nền văn hóa của mình, một hình thức để vừa quảng bá du lịch, vừa đưa tiếng nói, tên tuổi của mình đến các nơi trên thế giới, tạo nên một hình ảnh mới mẻ, một môi trường để thu hút đầu tư.

Bên cạnh việc tranh thủ những cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á cũng đã đứng trước những thách thức trên con đường phát triển của mình. Trước hết, đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên thị trường thế giới, đặt các nước đang phát triển trong khu vực trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển trong khu vực còn khá yếu. Đây là một vấn đề đòi hỏi các nước phải có sự nỗ lực hết sức. Thứ hai, toàn cầu hóa làm tăng khả năng phân hóa giàu nghèo giữa các nước và trong nội bộ các nước. Điều này thể hiện khá rõ trong tình hình các nước Đông Nam Á, trong khi Brunei và Singapore là hai nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, thu nhập bình quần đầu người khoảng trên 26 000 USD thì Campuchia và Lào chỉ khoảng trên 400 USD. Sốngười nghèo đói ở các nước đang phát triển cũng còn chiếm tỷ lệ lớn ở các nước như Indonesia, Philippines, số người thất nghiệp vẫn còn cao.

Sự gia tăng xung đột, nạn khủng bố và những bất ổn về tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á thời gian gần đây cũng là một cản trở lớn trong quá trình phát triển của các nước này. Tình hình chính trị bất ổn và những vụ khủng bố, xung độ ở Indonesia, Thái Lan... đã phần nào làm cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại. Sự sụt giảm về mức độ tăng trưởng của Thái Lan trong năm 2006 sau vụ đảo chính quân sự đã cho thấy môi trường chính trị chưa ổn định sẽ là trở ngại lớn trong sự phát triển kinh tế. Ngoài ra tình trạng cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ nhân lực chưa cao... cũng là những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển ở Đông Nam Á trong quá trình hội nhập quốc tế.

Từ những cơ hội, thách thức mà toàn cầu hóa mang lại và thực tiễn ở các nước Đông Nam Á trong thời gian qua đã giúp cho các nước này cũng như Việt Nam rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thúy Anh (2000), "Các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế", Tạp chí Cộng sản, (số 6).

2. Lê Xuân Bá (cb) (2003), Hội nhập kinh tế áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước, Nxb Giao thông vận tải.

3. Nguyễn Đức Bình (2003), "Toàn cầu hóa kinh tế và tác động trên các mặt chính trị, ý thức hệ", trong Những mảng tối của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Thanh Bình (2002), Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh Toàn cầu hóa , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Roland Blum (2000), Toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. K. Bubl, R. Kruege, H. Marienburg (2002), Toàn cầu hóa với các nước đang phát triển,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (cb) (2002), Giá trị truyền thông trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. La Côn (2/1998), "Toàn cầu hóa và chủ nghĩa tư bản", Tạp chí Cộng sản, (4), tr.56-58. 9. Trần Văn Cường (8/2000), "Thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4(35), tr.15-21.

10. Lê Đăng Doanh (5/2000), "Hội nhập quốc tế - cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nước ta", Tạp chí Cộng sản, (sô 9).

11. Nguyễn Văn Dân (cb) (2001), Những vấn đề của Toàn cầu hóa kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Đỗ Lộc Diệp (1999), "Toàn cầu hóa kinh tế và ý nghĩa của nó", Tạp chí châu Mỹ ngày

nay, (5), tr.44-49.

13. Lê Trung Dũng, Nguyễn Ngọc Mão (Đồng chủ biên) (2001), Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX (1946 - 2000), Nxb Giáo dục.

14. Đỗ Đức Định (1993), Kinh tế đối ngoại - nghiên cứu so sánh các nước đang phát triển châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Đỗ Đức Định (1999), "Các nền kinh tế đang phát triển trong tiến trình tham gia WTO",

16. Phạm Duy Đức (cb) (2006), Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Văn hóa - Thông tin & Viện văn hóa.

17. Thomas L. Friedman (2005), Chiếc Lexus và cây Ôliu, Nxb Khoa học Xã hội. 18. Thomas L. Friedman(2007). Thế giới phẳng, Nxb trẻ.

19. Nguyễn Hoàng Giáp (2/1999), Mai Hoàng Anh, "Chủ quyền quốc gia dân tộc trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 58-60.

20. Nguyễn Hoàng Giáp (2000), "Các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa", Tạp chí Cộng sản, (22), tr.57-59.

21. Huỳnh Văn Giáp (2003), Địa lý Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 22. Huỳnh Văn Giáp (2002), Địa lý Singapore, Malaysia, Brunei, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

23. Hoàng Phong Hà (2000), "Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của các nước ASEAN", Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình

Dương, số 3.

24. D. G. E. Han (1997). Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Võ Tá Hân, Trần Quốc Hùng, Vũ Quang Việt (2000), Châu Á từ khủng hoảng nhìn về thế kỉ 21, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

26. Hans - Rimbert Hemmen (2002), Toàn cầu hóa với các nước đang phát triển, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

27. Hiệp hội các Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội châu Á (AASSREC), Toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)