Nền kinh tế các nước phụ thuộc vào xuất khẩu và phụ thuộc lợi ích của các nước

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 70 - 71)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Nền kinh tế các nước phụ thuộc vào xuất khẩu và phụ thuộc lợi ích của các nước

nước nhập khẩu phát triển

Tốc độ của các nước đang phát triển ở Đông Nam Á cũng phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu nhưng khối lượng xuất khẩu lại tùy thuộc vào lợi ích của các nước nhập khẩu phát triển trên thế giới, vào độ mở cửa của thị trường các nước lớn, vào sự ổn định của thị trường thế giới nên chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn. Một số nền kinh tế như Thailand, Malaysia, Philippines ngành điện tử chiếm 50-70% công nghiệp chế tạo, tỷ trọng mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia là 60%, Philippines là 51%. Trong khi đó, các nước này lại chưa chủ động về mặt kỹ thuật, mặc dù Thailand, Malaysia tích cực đầu tư vào nghiên cứu phát triển các ngành kỹ thuật cao nhưng phải tuân theo những quy cách sản phẩm của các công ty quốc tế. Trong điều kiện nhu cầu của ngành điện tử tăng lên, tuổi thọ sản phẩm điện tử ngắn đi thì tình trạng trên dễ dẫn tới sự mất ổn định nền kinh tế.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển tham gia vào trong quá trình tự do hóa thương mại với sự chi phối từ các nước lớn. Các nước cố gắng duy trì chế độ bảo hộ để bảo vệ nền sản xuất trong nước và chủ quyền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa các nước đang phát triển không thể tránh khỏi sự áp đặt hoặc sức ép từ các nước lớn trên thế giới về tự do đầu tư, tự do cạnh tranh... Các nước đang phát triển muốn tự do hóa đầu tư đã thay đổi chính sách để cho các nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia và lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các nguồn vốn vào ra được tự do lưu chuyển, không bị kiểm soát. Hàng hóa, đồng tiền và thị trường chứng khoán của các nước ở các nước này đã trở thành mục tiêu đầu cơ của các nhà đầu cơ quốc tế đầy thế lực. Trong khi đó, các nước đang phát triển lại ít vốn, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, lạc hậu về công nghệ, thiếu sức lực và thủ thuật để đối phó với những biến động của thị trường và mưu toan từ các nước lớn. Hiện tượng khủng hoảng tài chính - tiền tệ bộc phát ở Thailand minh chứng cho điều đó và lan nhanh đến các nước khác trong đó có Malaysia, Indonesia và Philippines.

3.2.5. Tình trạnh cơ sở hạ tầng thấp kém, chính sách chưa thông thoáng của chính phủ các nước

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)