5. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Toàn cầu hóa làm tăng khả năng phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia và trong
Trong xu hướng chung, toàn cầu hóa phân phối không đều lợi ích và cơ hội phát triển của các quốc gia. Các nước phát triển luôn giành lấy những lợi ích về mình, đẩy phần bất lợi cho các nước đang phát triển. Chính vì vậy tạo nên sự phân phối không đều làm tăng sự phân hóa giàu - nghèo giữa các nước và trong nội bộ mỗi nước. Theo báo cáo của Chương trình phát triên Liên Hiệp Quốc (UNDP) năm 1999: các nước phát triển với số dân 1,2 tỷ người, chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chiếm 86% GDP toàn càu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong khi đó các nước nghèo cũng chiếm 1/5 dân số nhưng chỉ chiếm 1% cho các khoản trên. Sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới càng tăng, sự chênh lệch này là 60/1 vào năm 1990 đến năm 1997 là 74/1.
Ở Đông Nam Á, trình độ phát triển kinh tế giữa các nước không đồng đều trên thực tế giữa những nhóm nước ASEAN-6 (gồm Singapore, Brunei, Malaysia, Thailand, Philippines, Indonesia) và ASEAN-4 (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar). Thu nhập bình quân GDP của ASEAN-4 chỉ bằng 1/70 của Singapore, 1/7 của Thái Lan, 1/3 của Malaysia và bằng 1/2của Indonesia. Trong nhóm ASEAN-4 thì Việt Nam là nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người năm 2004 là
540 USD, còn những nước còn lại kém hơn. Trong nhóm ASEAN-6 thì Singapore và Brunei thuộc các nước có mức sống cao ngang hàng với các nước phát triển [40;tr.153]. Như vậy, giữa các nước trong khu vực khoảng cách phát triển còn chênh lệch khá lớn. Đây là một thách thức của các nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Đối với 4 nước Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines, sự chênh lệnh về khoảng cách phát triển kinh tế không lớn nhưng có thể thấy rõ trình độ phát triển ở mỗi nước. Sau Singapore và Brunei, Malaysia và Thailand thuộc nhóm nước có thu nhập trên 7000 USD/người, Indonesiavà Philippines thuộc nhóm nước thu nhập trên 3000 USD/người.[40; tr.160]
Trong quá trình tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, sự bất bình đẳng về thu nhập và khoảng cách giàu nghèo giữa các nước trong khu vực và trong mỗi nước là rất lớn. Khoảng cách trong thu nhập và chi tiêu giữa các tầng lớp dân cư ở Đông Nam Á có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Điển hình là Thailand hệ số Gini tăng từ 0,489 năm 1988 lên 0,516 năm 1996; Indonesia tăng từ 0,32 năm 1990 lên 0,36 năm 1996.
Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia càng lớn đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Hệ số Gini của Thailand lên tới 0,525 vào năm 2000.
Ở Indonesia, tình trạng đói nghèo vẫn gây đau đầu cho chính quyền Indonesia. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono từng cam kết sẽ cắt giảm tỉ lệ đói nghèo nhưng cho đến nay không có tiến bộ đáng kể nào được ghi nhận. Theo Ngân hàng thế giới (WB), có khoảng 42% trong 22 triệu dân số của cả nước kiếm chỉ 1-2 USD mỗi ngày. Những con số biết nói này và sự bất lực của chính phủ trong việc tạo ra việc làm mới có thể trở thành những vấn đề nhức nhối trong những năm tới.
Ở Philippine, sự bùng nổ dân số và tỉ lệ người nghèo chiếm đa số trong xã hội là trở lực trong sự phát triển kinh tế.
Dân số Philippines lên đến gần 84 triệu người vào năm 2004, với tỉ lệ tăng dân số tiếp tục tăng vọt lên đến 2,36%/năm. Theo đà này, dự đoán dân số của Philippines sẽ lên đến 200 triệu trước năm 2050.
Tỉ lệ người nghèo đói ở Philippines vẫn chiếm số đông trong xã hội, từ 36,8% năm 1997 đã tăng đến 40% năm 2002. 3/8 các hộ dân Philippines sống trong những căn nhà tồi tàn. Tỉ lệ hộ dân tiếp cận được nguồn nước sạch giảm từ 81,4% năm 1999 xuống 80% năm 2002. 21% các gia đình và 44% các gia đình thuộc nhóm có thu nhập thấp không có điện. Khoảng 10 triệu người dân Philippines thát nghiệp và thiếu việc làm. ít nhất 27 triệu người chiếm 1/3 dân số Philippines sống dưới mức 1 USD một ngày.
Trong khi đó số người càng giàu ngày càng nhiều, 10 gia đình quyền thế nhất Philippines kiểm soát 56,2% các tập đoàn lớn. Trên 50% GDP được kiểm soát bởi 15 gia đình giàu có hàng đầu.
Đằng sau những thành tựu mà các nước trong nhóm ASEAN-4 (chỉ Malaysia, Indonesia, Thailand và Philippines) đạt được, người ta vẫn thấy còn một số vấn đề hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước này.