Những thách thức từ toàn cầu hóa mà Việt Nam phải đối mặt

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 77 - 78)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Những thách thức từ toàn cầu hóa mà Việt Nam phải đối mặt

3.3.2.1. Về kinh tế.

Hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa là tham gia vào thị trường thế giới, mở cửa nền kinh tế và tự do hóa kinh tế. Điều này đặt nền kinh tế Việt Nam trước sự cạnh tranh quốc tế đầy khắc nghiệt. Nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa phải dựa trên sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đây là vấn đề khó khăn, nan giải vì điều chỉnh lại nền kinh tế là một quá trình lâu dài, là quá trình đấu tranh gay go, phức tạp giữ các nhóm lợi ích khác nhau xã hội liên quan đến cuộc sống, việc làm của hàng triệu con người.

Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam còn thiếu những ưu thế cạnh tranh cần thiết như trình độ phát triển kinh tế cao, vốn, công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, hiểu biết về luật pháp quốc tế... Những tranh chấp gần đây giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phần nào thể hiện những bất cập trên.

Khi tham gia vào nền thương mại thế giới, Việt Nam cũng vấp phải những thách thức lớn vì phải đối phó với khả năng bất ổn định hơn, việc tự do hóa chính sách thương mại có thể gây khó khăn cho một số ngành được bảo hộ hay phải tuân thủ vào các luật lệ quốc tế, đặc biệt khi gia nhập WTO làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách quốc gia.

Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra nguy cơ lệ thuộc vào kinh tế của các nước lớn, từ đó sẽ bị lệ thuộc về chính trị và nguy cơ đối với chủ quyền an ninh quốc gia. Các nước lớn sẽ sử dụng uy thế của mình để chèn ép các nước nhỏ. Thông qua con đường trao đổi, hợp tác kinh tế, đầu tư... các thế lực đế quốc do Mỹ đứng đầu muốn áp đặt chính trị tư sản vào nước ta thực hiện "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn và xóa bỏ Đảng cộng sản Việt Nam. Thông qua con đường kinh tế, Mỹ và các nước tư bản gây sức ép với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền về dân tộc, tôn giáo. Chúng muốn dùng kinh tế để chuyển hóa chính trị, tạo ra những nhân tố bên trong để làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa.

3.3.2.2 Về xã hội

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo ra nhiều việc làm mới nhưng với trình độ công nghệ hiện đại cũng đã làm cho một bộ phận lao động thất nghiệp.

Tệ nạn xã hội và tình trạng tội phạm có xu hướng gia tăng. Theo xu thế toàn cầu hóa, tội phạm cũng mang tính toàn cầu như hoạt động buôn bán vũ khí, ma túy, nạn rửa tiền, buôn bán phụ nữ, trẻ em... Ở Việt Nam những năm gần đây, tình trạng tội phạm nước ngoài phát triển mạnh mẽ với những loại tội phạm nguy hiểm như buôn bán vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, nạn buôn bán phụ nữ qua biên giới.... Những tệ nạn xã hội khác cũng gia tăng, đặc biệt tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp gia tăng là một vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là do việc tiêm nhiễm từ những văn hóa phẩm đồi truỵ phát tán trên mạng internet khi internet được phổ biến rộng rãi như ngày nay.

3.3.2.3 Về văn hóa

Một thách thức lớn đối với nền văn hóa Việt Nam là lối sống phương Tây đã xâm nhập mạnh mẽ vào giới trẻ nước ta từ nhiều nguồn, phổ biến là từ internet, với nhiều nội dung không phù hợp với lối sống đạo đức con người Việt Nam, làm mất đi thuần phong mỹ tục và truyền thống dân tộc Việt Nam. Đây là thách thức lớn của nước ta trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)