Tình trạnh cơ sở hạ tầng thấp kém, chính sách chưa thông thoáng của chính phủ các

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 71 - 72)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Tình trạnh cơ sở hạ tầng thấp kém, chính sách chưa thông thoáng của chính phủ các

Trong năm 2006, số lượng FDI ở Indonesia giảm mạnh từ 8,67 tỷ USD năm 2005 xuống còn 4,69 tỷ USD. Mặc dù ký hiệp định đối tác kinh tế với Nhật Bản - nguồn đầu tư chủ yếu của Indonesia nhưng tổng số vốn đầu tư Nhật Bản đã giảm đáng kể 61% còn 430 triệu USD so với năm 2005. Đầu tư FDI thực tế từ Trung Quốc cũng tụt dốc không ngờ 43% hàng năm còn 114,8 triệu USD mặc dù quốc gia này có chính sách rót rất nhiều vào các dự án ở nước ngoài. Tình trạng trên là do sự sụt giảm niềm tin của Nhật bản cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang lo ngại về môi trường pháp lý không ổn định, khung thuế quá cao, thiếu cơ sở hạ tầng và khan hiếm lực lượng lao động chuyên môn tại Indonesia. Chậm cải cách về kinh tế như chậm trễ trong việc thông qua luật thuế và đầu tư mới tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và đầu tư. Trong khi đó, các đề xuất đổi mới với Bộ luật lao động năm 2003 theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp lại bị bãi bỏ do vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phái công đoàn.

Yếu kém trong ngân hàng cũng là nỗi lo của Indonesia. Hầu hết các ngân hàng của Indonesia vẫn chưa hết choáng váng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998. Sau hàng loạt vụ tái cấu trúc nợ, nợ xấu vẫn chiếm 16% trong các khoản tín dụng tồn đọng của các ngân hàng. Chính tỉ lệ nợ xấu cao đã khiến các ngân hàng ngần ngại tung ra các khoản vay mới.

Tình trạng cơ sở hạ tầng thấp kém ở các nước đang phát triển đáng kể là ở Indonesia, Philippines... là sự e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Bảng so sánh cơ sở hạ tầng giữa các nước Đông Nam Á (từ điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao

nhất))

Nước Sân bay Cảng biển Giao thông Điện lực Viễn thông Bình quân Brunei 3,3 3,0 3,3 3,6 3,5 3,3 Indonesia 3,0 2,4 2,3 2,6 2,7 2,6 Malaysia 3,1 3,1 2,7 2,6 3,2 2,9 Philippines 2,3 2,5 1,9 2,2 2,7 2,3 Singapore 4,9 4,9 4,6 4,4 4,7 4,7 Thái Lan 3,1 3,1 1,6 2,7 3,0 2,6 Việt Nam 1,9 2,4 1,9 1,9 2,2 2,0 Lào 1,5 1,5 1,5 1,7 1,5 1,5 Campuchia 1,6 1,5 1,8 1,4 1,4 1,5 Mianma 1,6 2,0 1,6 1,4 1,4 1,5 Nguồn: [42; tr. 155]

Xét qua bảng so sánh trên, nhìn chung trừ Singapore và Brunei có cơ sở hạ tầng tương đối tốt thì các nước còn lại trong nhóm nước ASEAN-6 tình trạng cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém. Đây là trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế và thu hút sự đầu tư của nước ngoài. Chính điều này yêu cầu chính phủ các nước phải tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng lạc hậu thấp kém để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư.

3.2.6. Sự khủng hoảng, bất ổn về chính trị, sự gia tăng của xung đột sắc tộc, tôn giáo, phong trào ly khai và khủng bố bạo lực là lực cản trên con đường phát triển kinh

Một phần của tài liệu những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)