TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển Hợp tác xã kiểu mới tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 42)

2.1. Tổng quan đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Nam có vị trí địa lý nằm ngay giữa miền Trung Việt Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình Khu Kinh tế mở, lại có 2 di sản văn hóa (Khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An) được thế giới công nhận. Tỉnh Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lý khoảng 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía đông là biển Đông.

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; môi trường sinh thái đa dạng.

Khí hậu Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm.

Tài nguyên rừng: theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, diện tích rừng tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 477 nghìn ha. Trong đó rừng giàu có khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh. Ngoài gỗ còn có các loại lâm sản quý hiếm như trầm, quế trẩu, song mây.

sản, ở Quảng Nam chưa được điều tra đầy đủ về tiềm năng khoáng sản. Tuy nhiên theo đánh giá chung nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú.

Tài nguyên đất: với diện tích 1.040,878 nghìn ha, tỉnh Quảng Nam có 9 loại đất khác nhau, quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông, thích hợp với trồng mía, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu.

2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam trong năm 2018 có nhiều chuyển biến tích cực, với chủ trương và chính sách mới của Chính phủ, tỉnh có nhiều giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn; hỗ trợ các thành phần kinh tế và sự nỗ lực của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh so với cả nước và các tỉnh trong khu vực có nhiều mặt nổi trội. So với chỉ tiêu theo Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra về nhiệm vụ năm 2018, dự báo có 12/13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó tốc độ GRDP ước tính tăng 8,1% (kế hoạch: 8 - 8,5%), thu ngân sách trên địa bàn đạt khá (thu nội địa tăng 11,6% so với dự toán); chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng gần 5%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 10%; CPI tiếp tục được duy trì ổn định (bình quân 12 tháng so với cùng kỳ tăng 3,84%).

Cụ thể, năm 2018 GRDP Quảng Nam (giá so sánh 2010) tăng 8,1% so với năm 2017 (trong khi năm 2017 chỉ tăng 5,09% so với năm 2016), đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra ; giá trị tuyệt đối của 1% tăng trưởng trong năm 2018 đạt gần 630 tỷ đồng. Kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong điều kiện ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh. Theo đó, giá trị tăng thêm (VA) toàn ngành nông nghiệp tăng 4,3% (năm 2017 chỉ tăng 3,5%), đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; Khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2018 (VA giá so sánh 2010) tăng 13,3% (đóng góp 5,2 điểm phần trăm), trong đó công nghiệp tăng khá ấn tượng với 14%, mức tăng cao kể từ

sau năm 2016; khu vực kinh tế dịch vụ tăng trưởng tương đối ổn định, giá trị tăng thêm (VA) năm 2018 tăng 6,3% so với năm 2017 (đóng góp khoảng 2 điểm phần trăm). Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,8% (đóng góp vào mức tăng trưởng chung với 0,5 điểm phần trăm). Nhờ đó, quy mô kinh tế của tỉnh (GRDP theo giá hiện hành) ngày càng được mở rộng. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh khá phù hợp, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng khoảng 12%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 36,8%, còn lại là khu vực dịch vụ. GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 61 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng so với năm 2017; năng suất lao động đạt hơn 101 triệu đồng, tăng gần 8 triệu đồng so với năm 2017. An sinh xã hội được đảm bảo và duy trì thường xuyên, an ninh - quốc phòng được tăng cường, giữ vững (Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam).

Dân số và Lao động: Dân số toàn tỉnh năm 2018 vào khoảng 1.802.000 người, trong đó cư dân thành thị là 431.500 người, nông thôn là 1.370.500 người; Mật độ dân số bình quân vào khoảng 173 người/km²; Quảng Nam là nơi sinh sống của nhiều tộc người như Việt, Hoa, Cơ-tu, Xơ-đăng, Giẻ- triêng, Cor. Nhìn chung, Quảng Nam sở hữu lực lượng dân số trẻ dồi dào, đây chính là thế mạnh của Quảng Nam trong khai thác nguồn lao động trẻ nhằm phục vụ phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế hợp tác.

Cơ sở hạ tầng: Quảng Nam nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có các đường giao thông huyết mạch chạy qua với chiều dài hơn 100 km như Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt, đường mòn Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông được phát triển khá toàn diện, các đường trục chính được phát triển và nâng cấp như tuyến đường Hồ Chí Minh (172 km); tuyến đường bộ Ven biển và cầu Cửa Đại thông tuyến từ Cửa Đại - Núi Thành (42,8 km), hoàn thành mở rộng, nâng cấp đường QL1A; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Quảng Nam có tiềm năng lớn về thuỷ lợi nhờ là đầu nguồn các con sông và có hệ thống các hồ chứa lớn. Hiện nay trong toàn tỉnh có 113 công trình thuỷ nông, trong đó có 71 công trình độc lập và 42 công trình phụ thuộc. Số hồ chứa nước là 30 hồ, trạm bơm điện 20, trong đó, điển hình là các công

trình Phú Ninh, Cao Ngạn, Khe Tân, Vĩnh Trinh, Việt An...

2.2. Tình hình phát triển HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Tình hình phát triển về số lượng HTX

Tính đến ngày 31/12/2018, toàn tỉnh có 329 HTX và 01 liên hiệp HTX; bao gồm: 243 HTX nông nghiệp, 56 HTX Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, 11 HTX Vận tải, 03 Quỹ tín dụng nhân dân, 16 HTX thuộc các lĩnh vực khác và 01 liên hiệp HTX Nông nghiệp, trong đó đã có 28 HTX ngừng hoạt động và năm 2018 thành lập mới 47 HTX. Đặc biệt, từ sau khi Luật HTX 2012 được thực hiện, số lượng HTX kiểu mới tăng mạnh từ 161 HTX lên 329 HTX. Số lượng HTX tập trung chủ yếu ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình và thị xã Điện Bàn. HTX của tỉnh tập trung chủ yếu tại 02 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp – TTCN. Riêng đối với khu vực nông nghiệp, năm 2018 số HTX tăng lên 101 HTX so với năm 2016, đây là kết quả từ việc triển khai các chính sách phát triển HTX kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp với nhiều ưu đãi như đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn, hỗ trợ khoa học và công nghệ, hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm,...

Bảng 2.1. Số lượng HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

TT Lĩnh vực HTX 2010 2012 2013 2015 2016 2018

1 Nông nghiệp 121 119 121 137 142 243

2 Công nghiệp – TTCN 15 13 13 11 11 56

3 Quỹ tín dụng nhân dân 03 03 03 03 03 03

4 Giao thông vận tải 14 11 11 11 09 11

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển Hợp tác xã kiểu mới tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 42)