Đối với các HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển Hợp tác xã kiểu mới tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 85)

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

3.3.2.Đối với các HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Bản thân các HTX phải nhận thức đúng ý nghĩa, xem đây là sự sống còn của các hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay để xây dựng quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng thay đổi cách nhìn nhận giữa HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới. Trong thời kỳ Hội nhập hiện nay, HTX hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, tính cạnh tranh cao, tính chất cạnh tranh gay gắt, nên những HTX hoạt động không hiệu quả sẽ bị giải thể hoặc sát nhập; những HTX hoạt động có hiệu quả, tính thích nghi cao sẽ tồn tại và phát triển. Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển, các HTX phải dần hoàn thiện mình để thích nghi với tình hình thực tế.

Một là: Phát huy vai trò của Ban quản trị và nhất là Giám đốc HTX phải có tính sáng tạo, linh động, dám nghĩ dám làm, biết dùng đúng người, đúng việc, biết kết hợp các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý. Khi chất lượng các nguồn lực đầu vào không như nhau cả về tính chất và trình độ, nếu không được sử dụng hiệu quả thì hoạt động của HTX sẽ không đạt mục đích, thậm chí có thể đến bờ vực của sự phá sản. Vì thế, trong vai trò đứng đầu quản lý, Giám đốc HTX phải coi yếu tố con người trong HTX là quan trọng nhất. Bên cạnh việc chú trọng phát huy yếu tố con người, các yếu tố khác như công nghệ, thị trường, nguồn vốn, nguyên liệu…cũng phải được quan tâm. Do vậy, Giám đốc phải chủ động trong tìm hiểu thông tin về đầu vào để chủ động bố trí thiết kế và tái cấu trúc lại thị trường và khách hàng mục tiêu của mình; nguồn vốn cổ phần từ xã viên cho phù hợp. Đặc biệt, hơn ai hết, Ban quản trị và giám đốc phải nắm rõ thực lực hiện có của HTX và phải có được những chiến lược kinh doanh khả thi, một phương án và lộ trình tăng trưởng nhất định. Để nắm được những cơ hội mà thương trường mang đến, HTX cần nghiên cứu kỹ thị trường để có thể dự báo được những thời cơ, thách thức mà môi trường kinh doanh mang lại.

Hai là: Các HTX phải biết tạo mối liên kết hợp tác với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. Các HTX có thể tham gia làm gia công chế biến,

lắp ráp cho các doanh nghiệp sản xuất lớn, hoặc tham gia chế tạo chi tiết của một sản phẩm (làm chức năng công nghiệp phụ trợ)… Bài học về sự hợp tác giữa các HTX, giữa HTX với các doanh nghiệp lớn của một số quốc gia trên thế giới (tiêu biểu như Ấn Độ, Đức, Nhật Bản…) ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, ngay cả những tập đoàn lớn cũng đã từng là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ… Hiện nay, có một xu hướng là các HTX thường liên kết với nhau để thành lập liên hiệp HTX cùng ngành, cùng địa phương nhằm tập trung phát triển sản xuất; phát triển mạng phân phối và đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ .

Ba là: Các HTX phải đổi mới mình bằng hình thức thường xuyên tái cấu trúc lai khi có dấu hiệu các hoạt động của hợp tác ngày càng xấu. Kinh nghiệm của các tập đoàn lớn như Hoàng Anh Gia lai, BBC, Microsoft, Dell, … chỉ ra rằng, trong môi trường kinh doanh biến động với tốc độ nhanh như ngày nay, thì việc các doanh nghiệp, các công ty, HTX phải thường xuyên thay đổi toàn diện (làm mới lại mình) là công việc thường xuyên và trở thành điều cốt lõi để tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thay đổi mới là điều đương nhiên, nhưng phải thay đổi như thế nào? Quy trình nó như thế nào? Thay đổi lúc nào và bắt đầu từ đâu? Theo các chuyên gia tư vấn về của quốc tế và kinh nghiệm của một số doanh nghiệp Việt Nam đãc thành công đó là: Trước hết, phải thiết kế lại thị trường múc tiêu và khách hàng mục tiêu để định vị nó; sau đó tái cấu trúc lại tổ chức nhân sự; tái cấu trúc nguồn vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần của thành viên) giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng; tiếp theo tái cấu trúc tính năng của sản phẩm chủ lực để phục vụ cho lợi ích của khách hàng; phát triển hệ thống phân phối; tăng cường đẩy mạnh tiếp thị và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức HTX. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, khách hàng và kể cả thành viên HTX đã và đang đánh giá lợi ích của họ thông qua những gì mà HTX đem lại còn quá nhiều điểm yếu so với các doanh nghiệp khác như: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ; gia cả; cung cách tiếp thị; mạng lưới tổ chức quản lý; theo dõi khách hàng và hệ thống phân phối.

KẾT LUẬN

HTX đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam. Trong những năm qua, các chính sách thúc đẩy phát triển HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện trên rất nhiều phương diện khác nhau, đồng loạt và góp phần thiết thực và sự phát triển chung của hệ thống HTX của tỉnh. Tuy vậy, việc thực hiện chính sách vào thực tiễn của tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ và nhận diện những vấn đề cần được bổ sung, hoàn thiện, phương thức triển khai chính sách để đạt hiệu quả cao.

Để góp phần vào việc nghiên cứu, đề xuất kiến nghị cho việc triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa các chính sách phát triển HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn này đã tiếp cận từ khái niệm HTX, bản chất, vai trò của HTX, nội hàm của chính sách phát triển HTX kiểu mới, các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thực tiễn. Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách phát triển HTX kiểu mới ở tỉnh Quảng Nam từ sau khi chuyển đổi sang Luật Hợp tác xã 2012 đã chỉ rõ bức tranh về thực hiện các chính sách đó. Theo đó, chính sách phát triển đã bước đầu tác động tích cực đến sự phát triển hệ thống HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh, nhất là những năm gần đây. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách vẫn phải đối mặt từ nhiều vấn đề cả từ cơ quan thực thi chính sách và chính từ bản thân các HTX. Đặc biệt, các vấn đề về nội lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý, định hướng sản xuất kinh doanh, các ngành nghề sản xuất đã ảnh hưởng đến việc chính sách chậm đi vào thực tiễn cuộc sống hơn. hoạt động của các HTX kiểu mới cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng còn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định. Các HTX của tỉnh có quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ, manh mún, trình độ quản lý của các cán bộ HTX còn hạn chế. Bên cạnh đó, phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của một số HTX kiểu mới vẫn chưa có sự thay đổi rõ nét, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức hoạt động HTX kiểu cũ, không phù hợp với cơ chế thị trường... trước bối cảnh đó đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy phát triển HTX kiểu mới mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển Hợp tác xã kiểu mới tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 85)