TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tăng cường mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác, xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị. Xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới, tiêu biểu, hoạt động hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường công tác liên doanh, liên kết trong tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX. Theo dõi xuyên suốt quá trình hoạt động và thông qua các phong trào thi đua để phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình. Thực hiện tốt công tác đánh giá và có các hình thức tôn vinh, khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ
các HTX vươn lên.
Tỉnh ủy, UBND chỉ đạo Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã đánh giá tiềm năng và lợi thế của từng HTX để hỗ trợ nguồn lực và tư vấn cho HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị, giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
UBND tỉnh phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy hoạch sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ chủ lực cấp quốc gia, địa phương gắn với đầu tư nhà máy chế biến, hệ thống siêu thị, liên kết với doanh nghiệp thành lập các HTX và tái cơ cấu HTX đang hoạt động gắn với chuỗi giá trị.
Liên minh HTX tỉnh sử dụng kinh phí cấp cho các chương trình kinh tế - xã hội, huy động nguồn lực từ thị trường, hợp tác quốc tế, địa phương và các tập đoàn kinh tế; khai thác năng lực tư vấn, hỗ trợ về đào tạo, vốn tín dụng của các Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, Trung tâm tư vấn xúc tiến công nghệ, quản trị và thương mại để xây dựng nhiều mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị ở tỉnh.
Bản thân các HTX cử cán bộ đến các địa phương liên hệ và đặt hợp đồng cung ứng sản phẩm. Một số HTX làm ăn có hiệu quả cần phải xây dựng Website quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Công tác dự báo là hết sức quan trọng nhưng hiện này hầu như các HTX đều rất yếu về vấn đề này. Dự báo chính xác sẽ là cơ sở để các HTX quyết định sản xuất và tiêu thụ được sản phẩm. Hiện nay, thông tin có rất nhiều nhưng để có được thông tin chính xác đòi hỏi cán bộ HTX phải có kiến thức và kinh nghiệm. Cho nên, mở các lớp đào tạo về thị trường cho cán bộ HTX cũng hết sức cần thiết. Các HTX cũng nên liên kết và hợp tác với nhau trong vấn đề này, nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, tiêu thị sản phẩm.
Các cấp và các ngành ở địa phương, nhất là cấp huyện và xã vận động, hỗ trợ phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia, cấp tỉnh, trên cơ sở vận động, nâng cấp các THT, liên kết hộ sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa; khuyến khích và hỗ trợ các HTX thành lập các LHHTX không giới hạn về quy mô, địa bàn; tập trung phát triển HTX trong các xã nông thôn mới, HTX nông nghiệp.
Phát triển HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo mô hình vừa sản xuất tập trung vừa sản xuất tại hộ gia đình, áp dụng công nghệ và hiện đại hóa quản trị HTX. HTX vận tải có nhiều ngành nghề (sửa chữa cơ khí, cung ứng xăng dầu, vật tư, thiết bị, bến bãi, luồng tuyến); phát triển HTX kinh doanh và quản lý chợ đầu mối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho HTX, THT; HTX xây dựng nhà ở xã hội và HTX quản lý nhà chung cư; HTX trong các ngành nghề, lĩnh vực khác phù hợp với nhu cầu người dân (môi trường, y tế, du lịch, giáo dục đào tạo...).
Gắn phát triển HTX với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát huy vai trò của các HTX trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời tạo điều kiện cho các HTX tham gia các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Quan tâm, tạo điều kiện để các HTX xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Giao chỉ tiêu thành lập mới THT, HTX cho từng địa phương cấp huyện và cấp xã để thực hiện.