Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển Hợp tác xã kiểu mới tỉnh Quảng Nam. (Trang 58 - 62)

5 Thương mại dịch vụ, xây dựng, điện và các lĩnh vực

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Luật HTX năm 2012 còn một số quy định chưa phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho HTX trong đăng ký hoạt động, huy động các nguồn lực để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh: Luật quy định vốn góp của thành viên không quá 20% vốn điều lệ gây khó khăn cho HTX huy động vốn góp của các doanh nghiệp, các tổ chức khác và thành viên có năng lực tài chính để mở rộng đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Điều 21 quy định Điều lệ HTX, thủ tục đăng ký kinh doanh phiền hà, phức tạp, chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp về quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, không bình đẳng so với doanh nghiệp. Điều 21 giao Chính phủ quy định tỷ lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra ngoài thành viên, Nghị định 107/2017/NĐ-CP ngày 15/3/2017 quy định không quá 50% đối với lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp là không phù hợp với bản chất và hoạt động của HTX thay đổi theo điều kiện của thị trường, gây khó khăn cho HTX khai thác tiềm năng, thế mạnh... Điều 54 quy định về giải thể bắt buộc nhưng thiếu tính cụ thể, rất khó áp dụng trên thực tế; quy định của Luật HTX vướng mắc khi điều chỉnh và áp dụng đối với LHHTX có quy mô lớn như SaiGon-

CoopMart; Luật HTX không quy định trả lương cho thành viên Hội đồng quản trị, làm cho HTX không tuyển dụng và kết nạp được thành viên có năng lực quản trị...

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của HTX; phân bổ theo cơ chế "xin cho"; kinh phí của trung ương và địa phương bố trí để hỗ trợ còn ít, phân tán ở nhiều kênh, nhiều chương trình: Đến nay, một số chính sách hỗ trợ theo quy định tại Điều 6 Luật HTX năm 2012 chưa được Nhà nước ban hành, hướng dẫn thực hiện như ưu đãi về thuế, xử lý tài sản không chia, HTX giải thể, chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác, thủ tục hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, xử lý nợ thuế, nợ ngân hàng đối với HTX đã ngừng hoạt động; miễn, giảm tiền thuê đất; tiền lương làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội; hỗ trợ xúc tiến công nghệ và thương mại; tích tụ và tập trung ruộng đất để tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn, thế chấp tài sản công nghệ cao để vay vốn tổ chức tín dụng....

Các chính sách hỗ trợ HTX thiếu đồng bộ, tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập và có ít HTX tiếp cận được các nguồn lực như: Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và hỗ trợ công nghệ chưa có chính sách riêng cho HTX. Chính sách hỗ trợ về giao đất, cho thuê đất đối với HTX chưa được ban hành. Thủ tục hành chính chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp chế biến đối với dự án của HTX chậm được giải quyết. Chính sách hỗ trợ về thuế áp dụng như doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng thủ tục miễn, giảm thuế rất phức tạp, chưa có chính sách ưu đãi thuế riêng cho HTX theo quy định của Luật HTX.

Công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể chưa được quan tâm đúng mức, một số địa phương chưa tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm ở từng địa phương để nhân rộng. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với HTX của các cơ quan chức năng còn hạn chế.

Nhận thức của một bộ phận người dân và đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị về kinh tế hợp tác, HTX còn hạn chế, còn mặc cảm với tồn tại yếu kém của

mô hình HTX kiểu cũ, lòng tin đối với HTX kiểu mới chưa cao. Tỷ lệ khá lớn người dân chưa nắm được bản chất, nguyên tắc hoạt động và vai trò của HTX kiểu mới trong phát triển kinh tế - xã hội; còn mặc cảm với HTX kiểu cũ. Công tác tuyên truyền về kinh tế hợp tác, HTX nhưng chưa sâu rộng, chưa làm cho bộ phận lớn người dân thấy được lợi ích kinh tế và an sinh xã hội của HTX kiểu mới, chưa đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình tiên tiến, sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Nhiều cán bộ cấp xã, huyện, sở, ngành trực tiếp triển khai chủ trương, chính sách và pháp luật về HTX nhận thức chưa đúng nguyên tắc, bản chất và cơ chế hoạt động của HTX, dẫn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở nhiều địa phương còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

Số HTX tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển còn hạn chế. Nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc, chưa được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác hỗ trợ vốn nhiều địa phương chưa tiếp cận được, đặc biệt là các huyện miền núi

Phần lớn các HTX quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu và thiếu minh bạch, cơ sở vật chất còn nghèo, năng lực cạnh tranh yếu, hạn chế về khả năng huy động nguồn lực từ thị trường để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém đã tồn tại trong thời gian dài. Phần lớn HTX có công nghệ sản xuất lạc hậu và không có nguồn lực để đổi mới công nghệ, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật, thiếu cán bộ có năng lực xây dựng và thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và hiệu quả, thiếu thông tin thị trường và khả năng xúc tiến thương mại, thiếu tài sản thế chấp để vay vốn từ tổ chức tín dụng. Phần lớn HTX có thành viên Hội đồng quản trị và điều hành tuổi cao, thiếu năng lực quản lý, chưa thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính, kế toán, còn hạch toán đơn, chưa phát huy được vai trò của Đại hội thành viên và Ban kiểm soát theo quy định của Luật HTX.

Quản lý Nhà nước đối với kinh tế hợp tác, HTX còn nhiều bất cập, hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức so với doanh nghiệp: Việc ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về HTX còn chậm, chưa có tính hệ thống, thiếu cụ thể đối với từng loại hình HTX. Bộ máy

quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, HTX chưa tập trung, còn phân tán ở nhiều cơ quan, phối hợp thiếu chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

Bộ máy các cơ quan và cán bộ phụ trách, quản lý nhà nước về kinh tế tập thể ở các cấp chưa được củng cố cả về số lượng và chất lượng; vai trò, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chưa được phát huy... Hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh Quảng Nam chưa mạnh; một số Sở ngành liên quan thiếu sự quan tâm, phối hợp đồng bộ.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của HTX; phân bổ theo cơ chế "xin cho"; kinh phí của trung ương và địa phương bố trí để hỗ trợ còn ít, phân tán ở nhiều kênh, nhiều chương trình: Đến nay, một số chính sách hỗ trợ theo quy định tại Điều 6 Luật HTX năm 2012 chưa được Nhà nước ban hành, hướng dẫn thực hiện như ưu đãi về thuế, xử lý tài sản không chia, HTX giải thể, chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác, thủ tục hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, xử lý nợ thuế, nợ ngân hàng đối với HTX đã ngừng hoạt động; miễn, giảm tiền thuê đất; tiền lương làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội; hỗ trợ xúc tiến công nghệ và thương mại; tích tụ và tập trung ruộng đất để tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn, thế chấp tài sản công nghệ cao để vay vốn tổ chức tín dụng....

Các chính sách hỗ trợ HTX khi tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập và có ít HTX tiếp cận được các nguồn lực. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX, 65% tổng số cán bộ quản lý HTX đã qua các lớp bồi dưỡng nhưng kiến thức chưa sát với nhu cầu hoạt động của HTX. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại chưa có chương trình riêng cho HTX, đây là khâu yếu và HTX có nhu cầu rất lớn. Chính sách hỗ trợ công nghệ, chính sách hỗ trợ xúc tiến công nghệ riêng cho HTX chưa được quan tâm. Chính sách hỗ trợ về giao đất, cho thuê đất đối với HTX chưa được ban hành; phần lớn địa phương không còn quỹ đất giao và cho thuê để HTX làm trụ sở, cơ sở chế biến, nếu có thì thời hạn cho thuê dưới 5 năm, không khuyến khích đầu tư; pháp luật đầu tư chưa quy định ưu đãi tiền thuê đất cho HTX. Chính sách hỗ trợ về thuế

áp dụng như doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng thủ tục miễn, giảm thuế rất phức tạp, hầu hết các HTX không được hỗ trợ, chưa có chính sách ưu đãi thuế riêng cho HTX theo quy định của Luật HTX.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển Hợp tác xã kiểu mới tỉnh Quảng Nam. (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w