TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
3.2.5. Đẩy mạnh thực hiện chính sách đất đa
Sửa đổi quy định Luật Đất đai và có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất, tạo điều kiện cho HTX sản xuất theo mô hình "Cánh đồng lớn"; Nhà nước thành lập Quỹ tài chính để mua hoặc thuê có thời hạn ruộng đất của hộ dân chưa có nhu cầu sử dụng để cho các hộ, HTX có nhu cầu sử dụng thuê để sản xuất. Rà soát, điều chỉnh, công bố công khai quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX thuê diện tích làm mặt bằng chế biến, bảo quản sau thu hoạch (lò sấy, sơ chế, nhà kho dự trữ, phân xưởng chế biến...).
Đẩy mạnh việc lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân sau chuyển đổi ruộng đất để giúp nông dân có điều
kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất và Nhà nước có điều kiện quản lý đất đai tốt hơn. Cần ban hành chính sách hỗ trợ cho việc tích tụ ruộng đất ở các địa phương. Đối với các HTX có các dự án về mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được UBND tỉnh, UBND huyện phê chuẩn, các ngành hướng dẫn thủ tục xét thuê đất và được hưởng các chế độ ưu đãi về đầu tư như mọi tổ chức kinh tế khác.
Tiếp tục thực hiện việc giao đất không thu tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ thành viên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Việc liên kết giữa các HTX với nhau có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn, phát triển nông nghiệp hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Đặc điểm chung của nông nghiệp Quảng Nam là nhỏ lẻ và manh mún, mặc dù đã thực hiện tốt chương trình dồn điền đổi thửa làm tiền đề xây dựng cánh đồng mẫu, nhưng với sự phát triển ngày càng cao, sự canh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, quy mô của HTX hiện nay là chưa đủ đáp ứng. Liên kết lại với nhau, các HTX có điều kiện hợp tác và tiếp thu khoa học, công nghệ, kỹ năng quản lý.