Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển Hợp tác xã kiểu mới tỉnh Quảng Nam. (Trang 62 - 66)

5 Thương mại dịch vụ, xây dựng, điện và các lĩnh vực

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Khung pháp lý và hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển HTX chưa phù hợp và thiếu tính đồng bộ: Chính sách hỗ trợ HTX tuy nhiều, nhưng chưa đủ mạnh, thiếu những cơ chế, chính sách mang tính đột phá để tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển. Sau khi Luật Hợp tác xã 2012 ra đời, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách áp dụng cho các HTX nói chung, tuy nhiên một số còn chung chung, không cụ thể và chưa phù hợp với đặc thù của từng HTX.

Nhiều cơ chế, chính sách của tỉnh ban hành, thì vốn hỗ trợ hằng năm được phân bổ về cho cấp huyện để địa phương chủ động triển khai, trong khi các cơ quan liên quan ở tỉnh chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Tuy nhiên, đối với Cơ chế 46 của tỉnh Quảng Nam nói trên, vốn hỗ trợ không được phân bổ về cấp huyện mà do Liên minh Hợp tác xã Quảng Nam và Quỹ phát triển HTX Quảng Nam điều hành. Do vậy, các thủ tục hành chính đi kèm trở nên rườm rà, nhiều địa phương không nắm được tình hình nguồn vốn và hoạt động của HTX trên địa bàn.

Quy định về vốn đối ứng của HTX khi vay vốn đầu tư từ Quỹ Phát triển HTX tỉnh Quảng Nam được các HTX cho rằng không khả thi và bất cập. Bởi lẽ tài sản của HTX là tài sản tập thể, không thể đem đi cầm cố, thế chấp; mà nếu có thế chấp thì cũng không được đại hội cổ đông thông qua, vì nhiệm kỳ của giám đốc HTX nói chung thường chỉ 5 năm, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho khoảng vay (thường là dài hạn) này sau 5 năm kế tiếp?

Công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể thiếu thường xuyên và chưa sâu do hằng năm không được bố trí kinh phí để thực hiện.

Nhận thức về kinh tế hợp tác, HTX của một số cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò người đứng đầu ở một số địa phương chưa thể hiện đầy đủ, thiếu thống nhất và chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí của kinh tế hợp tác, HTX trong giai đoạn mới. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức

chưa đầy đủ về HTX; hiểu chưa kỹ, chưa sâu các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể. Nhiều cấp, ngành còn xem nhẹ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể nên chưa thật sự đầu tư phương thức, cách làm tốt và có hiệu quả thiết thực để củng cố, đổi mới phát triển kinh tế tập thể.

Công tác quản lý nhà nước đối với HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả, mặc dù Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), Kết luận 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị đều chỉ rõ nhưng đến nay việc thành lập đơn vị, bộ phận chuyên trách quản lý Nhà nước đối với HTX trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện.

Công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể chưa được quan tâm đúng mức, một số địa phương chưa tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm ở từng địa phương để nhân rộng. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với HTX của các cơ quan chức năng còn hạn chế.

Các chính sách của Nhà nước về khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX ban hành chậm, hướng dẫn triển khai thiếu đồng bộ. Công tác hỗ trợ các THT, HTX phát triển còn nhiều bất cập. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho phát triển HTX trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng những năm qua không có. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, HTX của tỉnh đã được triển khai trong suốt thời gian qua; tuy nhiên, số HTX được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh chưa nhiều, phần lớn do HTX không đảm bảo điều kiện vay vốn như: Phương án sản xuất kinh doanh không khả thi, tài sản thế chấp chưa theo quy định của pháp luật và vốn vay được sử dụng không đúng mục đích theo quy định tại Quyết định số 1468/QĐ-UBND ngày 08/5/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy chế cho vay đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, còn một số điểm chưa phù hợp và chủ yếu tập trung hỗ trợ cho HTX nông nghiệp, trong khi đó HTX phi nông nghiệp, THT không có cơ hội tiếp cận.

chế, thiếu tính chủ động, chưa tích cực tìm tòi và thực hiện các giải pháp hiệu quả để củng cố, đổi mới, phát triển HTX, nhất là công tác chăm lo kiện toàn chất lượng đội ngũ quản lý, đầu tư xây dựng tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường cạnh tranh và nhu cầu hợp tác, phát triển của thành viên. Đội ngũ quản lý THT, HTX phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành kinh doanh trong tình hình cơ chế thị trường.

Bản thân Ban quản lý ở nhiều HTX thiếu tính chủ động, tích cực tìm tòi và thực hiện các giải pháp hiệu quả để củng cố, đổi mới, phát triển HTX, nhất là công tác chăm lo kiện toàn chất lượng đội ngũ quản lý, đầu tư xây dựng tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật. Những hạn chế từ nguyên nhân này làm chậm trễ quá trình xây dựng hệ thống HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quá trình củng cố, đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX của nhiều cấp, ngành, địa phương chưa thật triệt để. Công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với HTX của các cơ quan chức năng rất hạn chế.

Sự phối hợp công tác giữa lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tại cơ quan đôi lúc chưa đồng bộ. Việc cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên thành kế hoạch, mục tiêu, giải pháp thực hiện ở các địa phương còn hạn chế, tính khả thi chưa cao.

Tâm lý xã hội hỗ trợ HTX chưa mạnh. Cách nhìn nhận, đánh giá HTX có lúc, có nơi bị sai lệch, có sự so sánh khập khiễng giữa HTX với các loại hình doanh nghiệp khác. Công tác tuyên truyền gây nhận thức đúng đắn về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong các tầng lớp nhân dân chưa được chú trọng. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển HTX của trung ương và của tỉnh không được nghiêm túc triển khai ở nhiều địa phương.

Công tác tham mưu, thúc đẩy việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách của Liên minh HTX và các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền, vận động phát triển THT, HTX sâu rộng trong các vùng, miền, đối tượng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của nhiều

cấp, ngành... Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ chưa đáp ứng toàn diện nhu cầu của cơ sở. Chất lượng đào tạo và dạy nghề cho người lao động tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa có bước đột phá sau đào tạo.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển Hợp tác xã kiểu mới tỉnh Quảng Nam. (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w