5 Thương mại dịch vụ, xây dựng, điện và các lĩnh vực
2.3.1. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Đến nay, tổng số cán bộ quản lý HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 1.836 người. Tuy nhiên, số cán bộ đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ là 216 người, chiếm khoảng 11,8%. Mức thu nhập của đội ngũ quản lý HTX còn quá thấp nên chưa khuyến khích, động viên họ nhiệt tình gắn bó lâu dài với HTX. Chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn đại học về làm Giám đốc, Phó Giám đốc HTX mặc dù đã triển khai thực hiện nhưng số người thu hút được còn rất hạn chế.
Theo cơ chế 46, cán bộ HTX là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, ban kiểm soát, kế toán trưởng những người làm chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và các thành viên HTX khi được HTX cử đi học đại học thì được ngân sách hỗ trợ tiền ăn, ở với mức 07 triệu đồng/người/năm. Kết quả thực hiện chính sách này theo báo cáo của Liên minh HTX Quảng Nam, giai đoạn 2013-2016, tỉnh đã hỗ trợ nâng cao năng lực (học đại học) cho 69 cán bộ HTX với tổng số tiền 450,530 triệu đồng.
Cơ chế 46 cũng hỗ trợ các HTX đã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012 thu hút người có trình độ đại học và có ngành phù hợp về làm việc tại HTX đảm nhận 01 trong 02 chức danh giám đốc hoặc phó giám đốc, ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần theo mức: 50% lương tối thiểu của công chức tại thời điểm thực hiện chính sách nhân với hệ số lương khởi điểm ở trình độ đại học nhân với 60 tháng (5 năm). Cơ chế này cũng khuyến khích các HTX có chính sách riêng thu hút người có trình độ cao (cao đẳng, đại học, trên đại học) hoặc có tay nghề cao về làm việc trong HTX. Giai đoạn 2015-2018, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí đào tạo cho 47 cán bộ HTX diện thu hút với tổng kinh phí là 329 triệu đồng. Riêng năm 2016, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ thu hút 12 người có trình độ đại học về làm việc tại HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng số tiền hỗ trợ lên đến 1.019,304 triệu đồng (Liên minh HTX Quảng Nam, 2017). Nhờ đó, bước đầu các HTX đã phát huy được hiệu quả trong đào tạo và thu hút cán bộ về làm việc cho HTX, điển hình như: HTX NN Đại Hiệp, HTX NN Bình Đào, HTX NN Duy Hòa 2,...
Đối với đội ngũ quản lý chủ chốt làm lâu năm trong HTX khi nghỉ việc cũng được ngân sách tỉnh hỗ trợ mỗi năm làm việc tại HTX ½ tháng lương, theo mức lương tối thiểu của công chức tại thời điểm thực hiện chính sách. Thực hiện chủ trương này, 37 cán bộ quản lý chủ chốt làm việc lâu năm tại HTX khi nghỉ việc đã được nhận hỗ trợ với tổng số tiền 447,110 triệu đồng (Liên minh HTX Quảng Nam, 2017).
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 2829/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 phê duyệt danh sách HTX kiểu mới thực hiện thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp (gồm HTX nông nghiệp Đại Phong, huyện Đại Lộc; HTX nông nghiệp Duy Trung 1, huyện Duy Xuyên; HTX nông nghiệp An Phú, huyện Núi Thành; HTX rau sạch Mỹ Hưng, huyện Thăng Bình; HTX nông nghiệp II Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn).
Như vậy, có thể nhận thấy chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX được UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần quan trọng nâng cao năng lựa cho đội ngũ cán bộ, quản lý của các HTX, qua đó
góp phần thúc đẩy phát triển HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh.